Lông đuôi chim tiền sử mắc kẹt 100 triệu năm trong hổ phách

Thứ ba - 18/12/2018 07:42
Lông đuôi chim tiền sử mắc kẹt 100 triệu năm trong hổ phách Lông đuôi chim tiền sử mắc kẹt 100 triệu năm trong hổ phách

Các nhà khoa học phân tích mẫu lông vũ cổ xưa và cho rằng chúng có thể đóng vai trò mồi nhử, giúp chim thoát khỏi động vật săn mồi.

Các nhà khoa học phân tích mẫu lông vũ cổ xưa và cho rằng chúng có thể đóng vai trò mồi nhử, giúp chim thoát khỏi động vật săn mồi.

Nhóm nghiên cứu của nhà cổ sinh vật học Lida Xing tại Đại học Địa chất Trung Quốc phát hiện lông vũ trong 31 mảnh hổ phách tại Myanmar, Science Alerthôm 17/12 đưa tin. Chúng tồn tại từ kỷ Phấn trắng và vẫn được bảo quản tốt đến ngày nay.

Lông đuôi chim tiền sử mắc kẹt 100 triệu năm trong hổ phách 1
Mảnh hổ phách chứa lông vũ của chim cổ đại. (Ảnh: Science Alert).

Các nhà khoa học tiến hành phân tích và nhận thấy số lông vũ cổ xưa này rất khác các loài chim hiện đại. Có thể chúng đóng vai trò mồi nhử và rụng xuống khi bị động vật săn mồi tóm, tương tự cách thằn lằn rụng đuôi để chạy trốn.

Chúng thuộc loại lông vũ dài mọc ở đuôi các loài chim cổ đại, đôi khi còn dài hơn cơ thể sinh vật đó. Nhiều loài chim hiện nay có lông đuôi dài để làm đẹp hoặc thu hút bạn tình. Vì vậy, ban đầu các chuyên gia cũng cho rằng những chiếc lông vũ trong hổ phách phục vụ mục đích này.

Giới khoa học từ lâu đã biết về lông đuôi chim tiền sử, nhưng hầu hết hóa thạch trước đây đều ở dạng dẹp, khiến việc nghiên cứu chi tiết gặp khó khăn. Mẫu lông vũ trong hổ phách được bảo quản ba chiều rất tốt, giúp nhóm chuyên gia thấy rõ hơn hình thái đặc biệt của chúng. "Đó là những chiếc lông vũ kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy", nhà cổ sinh vật học Jingmai O'Connor nhận xét.

Lông đuôi chim tiền sử mắc kẹt 100 triệu năm trong hổ phách 2
Loại lông vũ kẹt trong hổ phách có hình dáng khác thường. (Ảnh: Journal of Palaeogeography).

Phần thân ống hay trục giữa của lông vũ rất nổi bật. Loại thân ống này không có dạng trụ khép kín như chim hiện đại. Nó hở ở mặt dưới và số lượng tơ tỏa ra hai bên cũng ít hơn. Thân ống cũng rất mỏng, một số dày chưa đến 3 micromet.

Dựa vào hình dạng và độ mỏng của thân ống, các nhà nghiên cứu cho rằng loại lông vũ này tốn ít năng lượng để mọc hơn. Đây là đặc điểm phù hợp nếu nhiệm vụ của chúng là rụng xuống khi cần. Chúng cũng không có màu sắc sặc sỡ như loại lông đuôi dùng để làm đẹp thông thường. Kết hợp với một số yếu tố khác, nhóm nghiên cứu nhận định, những sợi lông vũ cổ xưa này có thể đóng vai trò tự vệ và hữu ích trong việc ra tín hiệu.

Hình dạng khác thường của phần thân ống cũng đặt ra câu hỏi về sự tiến hóa của lông vũ cho các nhà khoa học. Họ cần nghiên cứu thêm nhiều mẫu lông chim được bảo quản tốt trong hổ phách để tìm ra câu trả lời.

  • Ve hút máu chết kẹt trong hổ phách 100 triệu năm
  • Nấm 50 triệu năm tuổi trong khối hổ phách

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 153
  •   Máy chủ tìm kiếm 9
  •   Khách viếng thăm 144
 
  •   Hôm nay 27,736
  •   Tháng hiện tại 640,637
  •   Tổng lượt truy cập 128,258,876