Hành trình của nữ khoa học gia tên lửa được "khuyên" không nên vào đại học

Thứ ba - 11/06/2019 22:52
Hành trình của nữ khoa học gia tên lửa được "khuyên" không nên vào đại học Hành trình của nữ khoa học gia tên lửa được "khuyên" không nên vào đại học

Cô bé Sylvia Acevedo lớn lên trên một con phố bẩn thỉu ở bang New Mexico, Mỹ. Ông bà, cha mẹ em là người nhập cư và cuộc sống của họ từng trải qua giai đoạn lo được ngày nào hay ngày đó, vô cùng chật vật.

Cô bé Sylvia Acevedo lớn lên trên một con phố bẩn thỉu ở bang New Mexico, Mỹ. Ông bà, cha mẹ em là người nhập cư và cuộc sống của họ từng trải qua giai đoạn lo được ngày nào hay ngày đó, vô cùng chật vật.

Vì dịch bệnh viêm màng não xảy ra ở vùng Las Cruces khiến em gái Sylvia Acevedo suýt mất mạng, cả nhà đã quyết định chuyển tới nơi khác sống.

Tại ngôi trường mới, cô bé Sylvia Acevedo nghe lời khuyên của người bạn cùng lớp tham gia tổ chức hỗ trợ kỹ năng sống và nuôi dưỡng tình yêu khoa học cấp độ Brownie dành cho học sinh lớp 2 và 3.

Sau này, khi ở tuổi ngoài 60, nhớ lại quyết định này, bà Sylvia Acevedo nhận ra cuộc đời mình đã rẽ sang lối khác từ khi ấy.

Lần đầu tiên cô gái nhỏ Sylvia Acevedo biết đến thế giới kỳ diệu và vô cùng bí ẩn của những vì sao là trong chuyến đi cắm trại cùng nhóm. "Tôi đã không biết có những hành tinh khác - bà Acevedo sau này nhớ lại trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài NPR - Tôi đã không biết trên trời có những chòm sao".

Hành trình của nữ khoa học gia tên lửa được "khuyên" không nên vào đại học 1
Bà Sylvia Acevedo giúp một em nhỏ tham gia Tổ chức Girl Scouts (bang Maryland) cách lắp cánh tay robot - (Ảnh: AP).

Sau đó, với sự động viên của người phụ trách nhóm, cô gái nhỏ mê những ngôi sao đã cố gắng giành được huy hiệu khoa học ở tổ chức hỗ trợ kỹ năng sống với việc lắp ráp một mô hình tên lửa Estes. Kỷ niệm đáng nhớ đó sau này đã được bà chia sẻ lại trong cuốn hồi ký mới có tên Hành trình tới những vì sao (Path to the stars).

Trong cuốn sách, bà đã nói rất nhiều về đức tính kiên trì, bền bỉ. Tất cả đều đến từ trải nghiệm bản thân. Khi còn học trung học, Sylvia Acevedo từng mơ ước được học tại ĐH Stanford. Nhưng khi chia sẻ ước mơ đó với người tư vấn trong trường, người này bảo Sylvia Acevedo là những đứa con gái "như mày", ý nói những cô gái gốc Tây Ban Nha, không nên vào ĐH. Nhưng rồi bà đã bất chấp điều đó.

Khi nhận công việc đầu tiên là kỹ sư hiện trường lúc đang là sinh viên Trường ĐH bang New Mexico, nơi làm việc của bà không có phòng vệ sinh cho nữ. Bất chấp tất cả, rốt cuộc Sylvia Acevedo cũng tốt nghiệp ĐH, sau đó giành được tấm bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật công nghiệp tại ĐH Stanford.

"Đừng để ai ngăn cản bạn bằng lời lẽ. Đừng để ai đó nói bạn không thuộc về đâu. Đừng cho phép ai làm điều đó. Trở thành một nhà khoa học tên lửa là mơ ước của tôi, nhưng mọi người đều có mơ ước của họ" - bà chia sẻ khi nhớ lại kỷ niệm một thời.

Nếu ai đó còn chưa tin vào những cơ duyên đặc biệt thì chuyện đời của bà Sylvia Acevedo thực sự là minh chứng thuyết phục. Nếu ở thời niên thiếu tổ chức hỗ trợ kỹ năng sống là nơi tạo nên bước ngoặt cuộc đời với bà, thì bước vào tuổi ngoài 60 bà lại trở về tổ chức này nhưng trên một cương vị khác, là giám đốc điều hành của tổ chức dành riêng cho các bé gái (Girl Scouts), với ước mơ giúp các em biết ước mơ và thực hiện được ước mơ của mình.

Bà nhận vị trí này năm 2016 sau hơn hai thập kỷ làm việc tại các hãng công nghệ lớn, nắm giữ các vị trí chuyên môn cả về kỹ thuật lẫn bán hàng tại các công ty như NASA, IBM, Apple, Dell và Autodesk.

Sứ mệnh của bà lúc này tăng gấp đôi: củng cố số thành viên và thúc đẩy niềm đam mê kiến thức khoa học, công nghệ và kỹ thuật (STEM) cho khoảng 1,8 triệu bé gái và các thanh thiếu niên là thành viên Tổ chức phi lợi nhuận Girls Scouts.

Từng sống qua giai đoạn phụ nữ không được tạo cơ hội bình đẳng, bà Sylvia Acevedo có những quan điểm riêng khi cho rằng vì sao chỉ nên tập trung giảng dạy cho các bé gái. Theo bà, ở trong môi trường toàn nữ sẽ an toàn hơn cho các em.

"Các em gái sẽ rất xuất sắc trong những môi trường chỉ có các bạn cùng giới như Girl Scouts vì các em có thể thất bại, có thể thử một điều gì đó tới khi học nó. Bạn không thể làm như vậy trong môi trường mà các giáo viên có xu hướng ưu tiên các em trai trước và các bé gái bị gạt sang một bên" - bà nói.

"Thế giới đang được viết lại bằng các thuật toán và mã hóa. Chúng ta cần phải có những em gái và những phụ nữ có các kỹ năng này để kiến tạo nên tương lai đó - bà Sylvia Acevedo chia sẻ với tạp chí Forbes - Chúng tôi muốn đảm bảo lực lượng lao động của Mỹ có sự phân chia công bằng hơn với phụ nữ, những người có thể giúp chúng tôi cạnh tranh trên toàn cầu".

Được phép thử và thất bại

Hơn ai hết, bà Sylvia Acevedo hiểu rõ giá trị của việc được cho phép, được khuyến khích, để thử và thất bại. Mẫu thiết kế trên giấy mô hình tên lửa đầu tiên của bà Acevedo đã đưa bà đến với công việc tại Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), nhưng thoạt tiên nó đã không thể phóng lên khỏi mặt đất.

Kiên trì đeo đuổi nghiên cứu, bà học về sức hút của trọng lực cùng cách để phá bỏ điều đó và bị thôi miên với những kiến thức vật lý để phóng đi một quả tên lửa. "Ở thời khắc đó, tôi nhận ra mình không chỉ có thể làm khoa học, tôi còn yêu thích khoa học nữa" - bà chia sẻ.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 97
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 92
 
  •   Hôm nay 33,579
  •   Tháng hiện tại 646,480
  •   Tổng lượt truy cập 128,264,719