Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang

Thứ sáu - 24/05/2019 12:36
Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang

Dân trí Những cảnh phim lấy bối cảnh cổ xưa nhưng lại lọt vào chi tiết hiện đại khiến người xem tinh mắt không khỏi cảm thấy hài hước.

Nhiều khi, các bộ phim truyền hình và điện ảnh lấy bối cảnh cổ xưa vẫn phạm phải lỗi sai phổ biến nhất, đó là để lọt vào khuôn hình những món đồ vật hiện đại không ăn nhập với bối cảnh thời gian mà phim khắc họa.

Những lỗi sai nhỏ này thường gặp là bởi không dễ gì để biến một phim trường hiện đại hoàn toàn trở thành một bối cảnh xưa cũ đến từng chi tiết. Thực tế, trước khi những cảnh phim này tới với người xem, đã có những ê-kíp chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ biên tập, chỉnh sửa, nhưng những chi tiết bị lệch về bối cảnh thời gian vẫn có thể “lọt lưới” và trở thành “hạt sạn” trong cảnh phim.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 1

Cốc nước của hãng đồ ăn nhanh xuất hiện trong “Game of Thrones” (Trò chơi vương quyền)

Trong một tập phim của phần cuối sê-ri phim “Trò chơi vương quyền” vừa lên sóng trong tháng này, ai đó đã quên không mang cốc nước ra khỏi khuôn hình. Bối cảnh của bộ phim là một thời kỳ xa xưa khi con người còn chưa có điện, chưa có những vật dụng sinh hoạt hiện đại... Vì vậy, sẽ không thể nào có chiếc cốc kiểu dùng một lần như thế này.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 2

Chai nước nhựa xuất hiện trong “Game of Thrones” (Trò chơi vương quyền)

Tập phim cuối cùng kết thúc sê-ri phim vừa lên sóng cũng tiếp tục bị các fan tinh mắt nhận ra chi tiết không ăn nhập, đó là chai nước nhựa trong suốt nằm ở gần chân của nhân vật Samwell Tarly. Sản phẩm nước đóng chai dạng này không phổ biến trên thị trường cho tới tận cuối thế kỷ 20, trong khi đó, bối cảnh của “Trò chơi vương quyền” lại đặt ở một thời kỳ xa xưa chưa hề có điện.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 3

“Newsies” (1992) có biển báo “Exit” dù bối cảnh là năm 1899

Bộ phim lấy bối cảnh thành phố New York năm 1899, nhưng trong khuôn hình lại có những biển báo “Exit” (lối ra/lối thoát) được thắp sáng - một thiết kế chỉ được thực hiện sau đó nhiều thập kỷ.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 4

“O Brother, Where Art Thou?” (3 kẻ trốn tù - 2000) cũng bị lỗi biển “Exit”

Bộ phim lấy bối cảnh thập niên 1930, nhưng trong một cảnh phim, nhóm nhân vật nam giới bước vào một rạp chiếu có biển đề “Exit” đang sáng đèn, chi tiết này khiến bộ phim mất đi vẻ cổ điển.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 5

Trong “Gladiator” (Võ sĩ giác đấu - 2000), có một bình ga đặt dưới gầm một cỗ chiến xa

Một cỗ xe ngựa kéo trong phim khi tham gia cuộc đấu trong đấu trường không hiểu sao lại có một bình ga lớn đặt dưới gầm. Đương nhiên, những bình ga không thể tồn tại ở Rome thời cổ đại.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 6

Xe hơi xuất hiện trong hậu cảnh chiến trận của phim “Braveheart” (Trái tim dũng cảm - 1995)

Trong một cảnh chiến trận trên lưng ngựa, người xem tinh mắt có thể nhìn thấy một chiếc xe hơi màu trắng xuất hiện ở hậu cảnh. Bối cảnh của phim đặt ở Scotland thế kỷ 13, và đương nhiên thời ấy chưa có xe hơi.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 7

Nhân vật trong phim “Glory” (Vinh quang - 1989) đeo đồng hồ điện tử

Lấy bối cảnh cuộc nội chiến ở nước Mỹ hồi giữa thế kỷ 19, bộ phim đã đưa về cho nam diễn viên Denzel Washington một tượng vàng Oscar dành cho nam phụ xuất sắc. Dù vậy, bộ phim vẫn có một hạt sạn khi để lọt vào khuôn hình một diễn viên quần chúng đeo đồng hồ điện tử - một sản phẩm chỉ được sáng tạo ra ở khoảng một thế kỷ sau đó.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 8

Người đàn ông “đi lạc” trong “Pirates of the Caribbean: The Curse of the Black Pearl” (Cướp biển Caribbean: Lời nguyền tàu Ngọc Trai Đen - 2003)

Xuất hiện một người đàn ông dường như không thuộc về “nhân sự” trên tàu khi tất cả nhân vật đều hóa trang lem luốc với những bộ trang phục tối màu, không chau chuốt cầu kỳ, thì riêng người đàn ông này lại xuất hiện rất “bảnh” với áo phông trắng, mũ cao bồi trắng, và đeo kính râm.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 9

“M*A*S*H” (1976) để nhân vật đọc một cuốn truyện tranh “đến từ tương lai”?

Bộ phim truyền hình lấy bối cảnh thập niên 1950 nhưng lại để nhân vật đọc một cuốn truyện tranh xuất bản hồi cuối thập niên 1960 kể về biệt đội siêu anh hùng Avengers. Tập truyện tranh đầu tiên về biệt đội Avengers xuất bản năm 1963, vì vậy, về logic thời gian thì nhân vật trong phim chưa thể đọc tập truyện tranh này ở thời điểm ấy.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 10

“The Doors” lấy bối cảnh thập niên 1970, nhưng biển quảng cáo giới thiệu bộ phim ra mắt năm 1990

“The Doors” (1991) theo chân nam ca sĩ Jim Morrison và ban nhạc rock The Doors đi qua thập niên 1960-1970, nhưng có một khoảnh khắc bị thiếu logic. Giữa một cảnh phim đặt ở năm 1971, nam ca sĩ Jim Morrison (nam diễn viên Val Kilmer) ngồi bên một bệ cửa sổ, ngay gần đó, có một biển quảng cáo bộ phim “Another 48 Hours” ra rạp hồi năm 1990.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 11

Bộ phim “Bernie” (2011) lấy bối cảnh thập niên 1990 nhưng lại xuất hiện điện thoại thông minh

“Bernie” được thực hiện dựa trên sự việc có thật xảy ra hồi năm 1996, khi một góa phụ giàu có bị sát hại. Vậy nhưng trong một cảnh phim lại xuất hiện chiếc điện thoại thông minh ra mắt lần đầu hồi năm 2007.

Nhặt “sạn” trong những cảnh phim cổ trang 12

“The Hurt Locker” (Chiến dịch Sói sa mạc - 2008) để nhân vật chơi trò chơi điện tử khi ấy còn chưa ra đời

Bộ phim điện ảnh lấy bối cảnh năm 2004 nhưng trong một cảnh phim, một nhân vật chơi trò chơi điện tử ra mắt hồi năm 2006, thiết bị mà anh này sử dụng để chơi lần đầu ra mắt vào năm 2005.

Bích Ngọc

Theo Insider

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 57
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 56
 
  •   Hôm nay 2,697
  •   Tháng hiện tại 532,632
  •   Tổng lượt truy cập 128,150,871