Đủ trò "mông má" iPhone, mua sao cũng dính "cú lừa"

Thứ hai - 20/05/2019 12:09
Đủ trò "mông má" iPhone, mua sao cũng dính "cú lừa" Đủ trò "mông má" iPhone, mua sao cũng dính "cú lừa"

Dân trí Lợi dụng tâm lý của nhiều người thích mua iPhone đã qua sử dụng nhưng hình thức phải mới đẹp, đủ đồ... Các cửa hàng bày ra đủ trò "mông má" để đáp ứng nhu cầu đó, từ việc thay vỏ, thay màn hình cho đến mới đây là trò reset pin.

Mua sao cũng dính

iPhone cũ vẫn đang là mặt hàng bán chạy ở các hệ thống bán lẻ nhỏ trong nước, một phần từ việc giá mềm và khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên, tâm lý của người dùng mua mặt hàng này cũng khá "buồn cười", máy cũ nhưng phải như mới, giá cực mềm nên có nhiều trường hợp mua iPhone cũ tưởng hời nhưng không ngờ bị lừa chỉ vì ham rẻ, một chủ cửa hàng cho biết. 

Theo ông chủ cửa hàng chuyên kinh doanh iPhone tại TPHCM, thực tế những mẫu iPhone đã qua sử dụng hiện nay hầu hết phải làm mới để thu hút khách hàng. Nhẹ nhất đó là việc thay vỏ, giúp cho ngoại hình như mới, nặng hơn thì thay màn hình, thay linh kiện bên trong. 

Ông này cũng đã thử nghiệm việc bán hàng với hai hình thức, máy cũ, vỏ zin theo máy ngoại hình xấu giá rẻ hơn khoảng 10% so với iPhone  cũ đã thay vỏ thì sức mua vẫn chỉ tập trung vào sản phẩm thay vỏ, ngoại hình đẹp hơn. Từ đó, ông cho rằng, nếu không thay thế, làm mới chiếc iPhone cũ, khó mà hút khách. 

Một vấn đề khác mà ông cũng đưa ra, nhiều người dùng trẻ có am hiểu đôi chút thì thường lên mạng săn hàng giá rẻ hơn, nhưng tưởng vớ được hàng ngon thì đi kiểm tra mới biết mình đã bị lừa.

Đủ trò "mông má" iPhone, mua sao cũng dính "cú lừa" 1

Chia sẻ, ông này cho biết: "Một chiếc iPhone 7 mua trên mạng rẻ hơn đến 2-3 triệu đồng khi so với việc mua tại cửa hàng. Các mẫu máy này đẹp như mới, cắm SIM vào là dùng ngày. Tuy nhiên, khi mang máy đến cửa hàng kiểm tra, tháo ra bên trong mới biết đây là máy khóa mạng, kẻ lừa đảo câu luôn sim ghép vào bên trong, nên người mua không thể phát hiện". 

Một trường hợp khác cũng được nhắc đến nhiều năm qua là trò lừa bán iPhone quốc tế nhưng thực chất là iPhone khóa mạng dùng mã ICCID để mở khóa không cần ghép SIM. Nhiều người dùng cũng dính phải trò lừa này khi giá quá rẻ che mắt lý trí - chủ cửa hàng này nói thêm và nhận định, mua iPhone cũ ham rẻ thì trước sau cũng dính. 

Đủ trò "mông má" iPhone, mua sao cũng dính "cú lừa" 2
Một thiết bị "độ" pin có mặt ở Việt Nam

Gần đây cũng rộ lên thiết bị kiểm tra pin và reset pin iPhone. Anh Nguyễn Đức, điều hành viên tại diễn đàn Tinh Tế cho biết, các thiết bị này trên web bán hàng nói rằng đó là thiết bị hỗ trợ kiểm tra pin và sửa chữa pin nhưng thực chất đó là thiết bị đọc và ghi thông tin pin. 

Về bản chất, thiết bị này sẽ hồ biến viên pin cũ với thông số bị sụt giảm sau thời gian dài sử dụng thành như pin mới, không có bất cứ công cụ nào có thể kiểm tra chất lượng viên pin sau khi công cụ này ghi đè. Lưu ý rằng, nó chỉ thay đổi thông số của pin nhưng không thay đổi được bản chất vật lý của pin. Pin cũ vẫn sẽ có hiệu suất bị suy giảm qua thời gian. Nhưng đòi hỏi phải tốn thời gian kiểm tra pin kỹ hơn bằng thực tế sử dụng mới có thêm thông tin đánh giá. 

Theo anh Đức, những kẻ gian lợi dụng vào thiết bị kiểm tra này để "độ" pin iPhone, nhằm lừa cảm quan của người mua. Kẻ gian chỉ cần dùng thêm vài thủ thuật, mua thêm miếng keo giá vài chục ngàn để dán trở lại pin rồi gắn vào iPhone sẽ rất khó kiểm tra dù tháo pin. Do đó, việc mua phải loại pin đã "hô biến" này sẽ khiến máy hoạt động không đúng như mong đợi, thậm chí phải đi thay pin mới. 

Mua ra sao để không bị lừa?

Theo một chủ cửa hàng chuyên iPhone ở quận 1, TPHCM, việc lừa bán iPhone trên mạng và tại một số cửa hàng vẫn còn diễn ra liên tục, nó phụ thuộc vào tâm của người làm nghề. Do đó, người bán mới biết chứ người mua khó lòng mà biết sản phẩm này có vấn đề gì trước khi được bán ra. 

Ông này cho rằng, nếu mua trên mạng, cần có người kinh nghiệm để xem máy, có thể yêu cầu người bán mang đến các cửa hàng để kiểm tra trước khi quyết định mua máy. Đối với việc mua ở cửa hàng, cần hỏi thẳng cửa hàng về việc máy đã thay vỏ, sửa chữa gì chưa? Quan trọng nhất đó là vấn đề bảo hành của máy, được đổi trả trong bao nhiêu ngày. Tất nhiên nên lưu ý về uy tín của cửa hàng, nên tìm các cửa hàng có tên tuổi để mua sắm, đảm bảo quyền lợi hậu mãi sau bán hàng. 

Một kỹ thuật viên cũng chia sẻ thêm, để mua iPhone cũ, người dùng phải cẩn thận, tìm hiểu thông tin rõ ràng về người bán trước khi quyết định mua sắm điện thoại cũ. Người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình các kiến thức về sản phẩm, kiến thức kiểm tra máy mà mình cần mua để có thể tránh mua phải điện thoại kém chất lượng. Nhất là với iPhone, trình độ "độ" và "hồ biến" iPhone như mới hiện nay rất cao siêu và khó có thể nhận biết được.

"Hãy hẹn gặp người bán ở những nơi công cộng. Đối với iPhone, hãy kiểm tra thông tin sản phẩm trên hệ thống bảo hành toàn cầu của Apple, nếu máy còn bảo hành. Đối với iPhone quá cũ, người dùng cần kiểm tra màn hình, kiểm tra các tính năng và đặc biệt xem máy có dấu hiệu cạy mở chưa. Chắc chắn hơn nữa, hãy nhờ bạn bè của mình có am hiểu trong lĩnh vực này để xem máy hoặc đến các cửa hàng nhờ kỹ thuật viên kiểm tra", anh này nói thêm. 

Gia Hưng

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 135
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 132
 
  •   Hôm nay 17,002
  •   Tháng hiện tại 629,903
  •   Tổng lượt truy cập 128,248,142