"Siêu thiết bị" ngăn ô nhiễm tiếng ồn

Thứ hai - 03/06/2019 09:18
"Siêu thiết bị" ngăn ô nhiễm tiếng ồn "Siêu thiết bị" ngăn ô nhiễm tiếng ồn

Thiết kế mới của các kỹ sư từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) giúp khử ồn hiệu quả gấp 6 lần các giải pháp khác, đồng thời gọn nhẹ hơn.

Thiết kế mới của các kỹ sư từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) giúp khử ồn hiệu quả gấp 6 lần các giải pháp khác, đồng thời gọn nhẹ hơn.

Tiếng ồn gây ra do những âm thanh ở tần số thấp (500 Hertz trở xuống) được xem như một dạng ô nhiễm tiếng ồn ở môi trường đô thị. Nó đến từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như máy móc xây dựng và máy bay...

Điều đáng nói hơn là tiếng ồn kiểu này lại có khả năng truyền đi xa và khiến xáo trộn khu vực xung quanh.

"Siêu thiết bị" ngăn ô nhiễm tiếng ồn 1
Ô nhiễm tiếng ồn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe - (Ảnh: Getty Images).

Tiếng ồn tần số thấp còn được biết là tác nhân gây ra những phản ứng sinh lý tiêu cực, chẳng hạn như thay đổi huyết áp, gây chóng mặt và khó thở, ngay cả khi chúng ta không nghe được loại tiếng ồn này.

Hiện tại, đa số các thiết bị và kết cấu khử ồn có bán trên thị trường chỉ có hiệu quả làm giảm tiếng ồn tần số cao, trong khi tần số thấp thì vẫn tiếp tục "tung hoành".

Các kỹ sư từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) mới đây đã tiến hành các thí nghiệm khử ồn tần số thấp với các khối in 3D dạng môđun lắp ghép, nhẹ hơn và mỏng hơn các thiết bị giảm ồn có sẵn trên thị trường.

Kết quả cho thấy thiết kế mới này giúp loại bỏ nhiễu tần số thấp dưới 500 Hertz với con số âm lượng giảm trung bình là 31 decibel, hiệu quả gấp 6 lần so với các giải pháp cản tiếng ồn thường được sử dụng khác.

Đáng chú ý, thiết kế môđun còn giúp các kỹ sư kiểm soát tốt hơn các đặc tính giảm ồn và sản xuất chúng với giá thành rẻ hơn.

Nhóm nghiên cứu đồng thời phát triển ứng dụng di động Noise Explorer cho phép theo dõi chính xác dữ liệu tiếng ồn dựa trên một phương pháp mới khi hiệu chỉnh micro của smartphone. Ứng dụng giúp nhà chức trách xác định và giảm nguồn tiếng ồn một cách hiệu quả hơn.

Lee Heow Pueh - phó giáo sư khoa kỹ thuật cơ khí của Đại học NUS - cho biết nhóm nghiên cứu của ông đang trao đổi cùng một công ty địa phương để phát triển hơn cũng như đưa vào thương mại hóa các khối in 3D khử ồn.

Họ cũng đang xem xét cải thiện tính thẩm mỹ của các khối sao cho chúng có thể tích hợp liền mạch vào kiến trúc sẵn có của một tòa nhà.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 266
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 261
 
  •   Hôm nay 32,292
  •   Tháng hiện tại 1,093,900
  •   Tổng lượt truy cập 127,486,104