Phát triển công nghệ tận dụng lá kim của cây thông

Thứ bảy - 05/01/2019 11:35
Phát triển công nghệ tận dụng lá kim của cây thông Phát triển công nghệ tận dụng lá kim của cây thông

Các nhà khoa học đã phát triển một công nghệ để lá kim của các cây thông đón năm mới và Giáng sinh được tái chế để làm thuốc nhuộm và chất làm ngọt thực phẩm.

Theo Eurekalert.org, các nhà khoa học ở Đại học Sheffield, Anh, đã phát triển một công nghệ để lá kim của các cây thông đón năm mới và Giáng sinh sau ngày lễ không phải chuyển đến bãi rác, mà được tái chế để làm thuốc nhuộm và chất làm ngọt thực phẩm. Hàng năm, có hàng trăm ngàn cây thông được đưa ra bãi rác, cần nhiều thời gian để phân hủy so với các loại cây khác. Khi chúng thối rữa, chúng thải ra một lượng lớn khí nhà kính.

Phát triển công nghệ tận dụng lá kim của cây thông 1
Với sự trợ giúp của glycerin, lá kim được phân hủy thành các phần lỏng và rắn - (Ảnh: Đại học Oregon).

Được biết, có đến 85% thành phần lá kim là một loại polymer phức tạp được gọi là lignocellulose. Cấu trúc của nó làm cho việc sử dụng lá kim của cây thông làm nguồn năng lượng sinh học là không có lợi.

Nhà nghiên cứu Cynthia Kartey đã quyết định tìm cách phân chia các phân tử lignocellulose phức hợp thành các hợp chất tương đối đơn giản có giá trị cho ngành hóa chất.

Với sự trợ giúp của glycerin, lá kim được phân hủy thành các phần lỏng và rắn. Đồng thời, phần chất lỏng (dầu sinh học) có chứa glucose, axit axetic và phenol. Tất cả những chất này đều là nguyên liệu thô trong các công nghệ hóa học khác nhau. Ví dụ, axit axetic được sử dụng trong sản xuất sơn và chất kết dính. Các nhà khoa học cũng hy vọng sẽ tìm ra phương pháp sử dụng cả phần chất rắn.

Các tác giả của công trình nghiên cứu tin rằng sự ra đời của công nghệ này sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon ở Anh bằng cách giảm nhập khẩu cây thông Giáng sinh bằng nhựa và giảm lượng rác thải vào bãi rác và cũng như lượng khí thải carbon dioxide trong quá trình phân hủy rác.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu hiện đang tìm hiểu việc sử dụng chất thải thực vật trong các ngành công nghiệp khác, như khai thác gỗ hoặc sản xuất bia.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 241
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 240
 
  •   Hôm nay 68,319
  •   Tháng hiện tại 1,059,902
  •   Tổng lượt truy cập 127,452,106