Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Mạng xã hội vừa là đối thủ vừa là đối tác của báo chí

Mạng xã hội vừa là đối thủ vừa là đối tác của báo chí
Dân trí "Nếu các nhà báo khai thác tốt các thông tin được đưa lên mạng xã hội thì đó sẽ là một trợ thủ, đối tác rất tốt để làm nghề. Nếu không nhận thức được mạng xã hội là đối thủ của báo chí thì sẽ thất bại ngay lập tức”
Tại buổi tọa đàm “Các xu hướng báo chí hiện đại” do Hội Nhà báo Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chiều 9/2, TS Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, sự xuất hiện của mạng xã hội đã “đảolộn” phong cách làm báo truyền thống trước đây.

“Mạng xã hội sẽ vừa là đối tác, trợ thủ cho những người làm báo chúngta nhưng cũng đồng thời là đối thủ của chính những người làm báo. Nếu các nhàbáo khai thác tốt các thông tin được đưa lên mạng xã hội thì đó sẽ là một trợthủ, đối tác rất tốt để làm nghề. Chúng ta sẽ khai thác thông tin của mạng xãhội trên cơ sở kiểm chứng, xác thực. Nếu không nhận thức được mạng xã hội sẽ làđối thủ của báo chí thì sẽ thất bại ngay lập tức”- ông Dung nhậnđịnh.

Mạng xã hội vừa là đối thủ vừa là đối tác của báo chí 1
TS Trần Bá Dung (đứng, ngoài cùng bên trái) trình bày về xu hướng phát triển của báo chí.

TS Dung cho biết các tờ báo lớn ở nước Đức luôn coi mạng xãhội là một nguồn tin đầu tiên để tìm kiếm, gợi ý “địa chỉ” chứ không phải tinđể đưa lên báo. “Họ - những nhà báo chuyên nghiệp và làm báo tự do ở Đức, rất ýthức về việc đó. Chính vì thế mà tại buổi họp tổng kết cuối năm vừa rồi của Vănphòng Chính phủ, Thủ tướng mới nói rằng không thể cấm người dân đưa thông tinlên mạng xã hội, mà các cơ quan nhà nước phải đưa thông tin chính thống lênmạng xã hội để đánh bật thông tin không chính xác, xuyên tạc”- ông Dung dẫnchứng.

Trước xu thế đó, ông Dung nhận định: Các cơ quan báo intruyền thống phải có nhiều đổi mới trong cách đưa tin, tạo ra sự khác biệttrong việc phản ánh các sự việc nếu không sẽ khó tồn tại. Ngay cả việc quảngcáo trên báo in cũng phải thay đổi thay hướng “có thông tin”. “Khách hàng đọcbáo in đòi hỏi quảng cáo trên đó phải giúp họ có thể kiểm tra được. Người ta sẽphải gọi điện để kiểm tra ngay được ông này nói thế có đúng không ?”- ông Dungnói.

TS Trần Bá Dung cho biết mọi công dân đều có thể tham gia sảnxuất ra các sản phẩm báo chí truyền thông. Đó là xu thế đã có từ lâu ở rấtnhiều nước trên thế giới. “Người dân tham gia làm báo chứ không phải quyết địnhthông tin đăng trên báo nên vai trò của nhà báo chuyên nghiệp không bao giờmất đi. Công dân sẽ chỉ tham gia cung cấp nguyên liệu thô, còn việc đăng tải nhưthế nào thuộc về các tòa báo. Có báo chí công dân đến mấy thì vẫn cần những nhàbáo chuyên nghiệp”- ông Dung nhìn nhận.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, phổ cập các thiết bịđiện thoại thông minh đang đòi hỏi những người làm nghề phóng viên phải đa nănghơn, cách biên tập bài báo cũng phải khác đi và kinh doanh báo chí cũng thayđổi để phù hợp với thực tế.

“Nhà báo sẽ phải giảm thời gian để hoàn thành một bài viết. Bàiviết về một vấn đề nào đó phải được truyền tải tới công chúng nhanh nhạy, tứcthì hơn. Chúng tôi khảo sát ở Đức thì thấy người ta chỉ còn mất khoảng 1/5 thờigian như trước đây để hoàn thành một tác phẩm đăng báo”- ông Dung dẫn chứng.

Nội dung nào xuất sắc mới tồn tại được

Từ những nghiên cứu của mình, TS Trần Bá Dung cho rằng xuhướng toàn cầu sản phẩm báo chí là điều tất yếu khi mọi bài viết được đăng tảilên mạng. Nhưng chính vì thế nên xu hướng “địa phương hóa thông tin” lại trởthành vấn đề các báo cần quan tâm. “Ví dụ như ở Nhật Bản, báo phát hành ở quậnnào thì thông tin ở quận đó rất đậm nét. Việc thông tin theo hướng địa phươnghóa ở báo chí Việt Namhiện nay làm chưa tốt, dù nhiều báo đã có trang địa phương. Xu hướng phát triểncủa báo chí đã cho thấy càng địa phương hóa thông tin càng tốt, người Hà Nộicần biết toàn bộ thông tin diễn ra trên địa bàn của mình nhiều hơn thông tin ởcác địa phương khác”- ông Dung dẫn chứng.

Tuy nhiên dù truyền tải thông tin nhanh nhạy, kịp thời cỡnào đi chăng nữa thì theo TS Trần Bá Dung, báo chí cần phải chú trọng tới tínhnhân văn. “Tính nhân văn của báo chí sẽ đặc biệt quan trọng, bởi nếu không sẽvô tình hay hữu ý làm hại tới người khác”- ông Dung nói.

Nhà báo Phạm Anh Chiến - Giám đốc Trung tâm sản xuất và kinhdoanh nội dung số thuộc Đài truyền hình Việt Nam (VTV) - cho biết VTV đã vàđang chuyển hướng để truyền tải thông tin “mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị”và người dân sẽ không còn tiếp cận thông tin của VTV chỉ thông qua tivi nữa.

“Chúng tôi xây dựng mạng xã hội để trở thành kênh tiếp xúcvới khán giả, sử dụng mạnh Youtube để phát lại các chương trình trên tivi; dùngứng dụng di động để cho khán giả tương tác với chương trình miễn phí. Chúng tôisẽ tấn công vào lớp cuối cùng, đó là khán giả không sử dụng điện thoại thôngminh bằng dịch vụ voice VTV. Tức là sản xuất ra sản phẩm chỉ có audio để ngườidùng điện thoại bình thường, không phải điện thoại thông minh cũng có thể tiếpcận được thông tin trên tivi... Một nội dung đa dịch vụ phân phối trên đa nềntảng”- ông Chiến nói.

Theo ông Phạm Anh Chiến, khán giả hiện nay có quá nhiềuthông tin, chính vì thế nội dung nào xuất sắc thì mới tồn tại được. “VTV nhìn nhận thế nào về mạng xã hội ?.Chúng tôi nhìn nhận đây là đối thủ nhưng phải biến thành đối tác lớn nhất. Vídụ như ngày xưa rất sợ đưa các video VTV lên Youtube, nhưng Google bây giờ là đốitác chiến lược của VTV. Google không chỉ giúp VTV bảo vệ bản quyền trên Youtubemà còn mang lại nguồn thu cho VTV, đó là quảng cáo online. Đối thủ lớn nhấtphải trở thành đối tác lớn nhất. Vấn đề của VTV bây giờ không phải thiếu nội dungmà là vì nhiều nội dung quá nên Tổng giám đốc của VTV từng nói rằng chỉ có nộidung xuất sắc mới có đất ở trên VTV. Như chương trình giờ vàng chỉ có 1 tiếngđồ hồ, xung quanh đó có không biết bao nhiêu thông tin, nên chúng tôi địnhnghĩa thông tin đó phải được đưa lên mạng xã hội, internet, đó là những thôngtin không bao giờ các bạn nhìn thấy trên truyền hình cả”- ông Chiến nói.

Thế Kha

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí