Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Cuộc sống khó khăn trăm bề của cặp vợ chồng "bác-cháu" có 1 không 2 ở Hà Nam

Cuộc sống khó khăn trăm bề của cặp vợ chồng "bác-cháu" có 1 không 2 ở Hà Nam
Cuộc sống của họ khó khăn trăm bề khi ông Học ngày một già đi, 3 đứa trẻ vẫn còn phải chăm bẵm, bú mớm.

Chuyện tình đẹp như mơ của cô gái bị tạt axit

Chuyện tình cổ tích của lương y tật nguyền và hoa khôi làng

Chuyện tình cảm động của 2 người mắc bệnh phong

Câu chuyện tình “bác - cháu” chênh nhau 43 tuổi giữa ông Ngô Thanh Học (SN 1940) và chị Nguyễn Thị Bích (SN 1983) ở thôn Ngõ Khê (xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) khiến người dân ở vùng quê bàn tán suốt một thời gian dài.

Đến tận bây giờ họ đã có với nhau 3 người con nhỏ, nhiều người vẫn bàn tán, dị nghị, mỗi nhắc đến mối tình có “một không hai” này. Tuy nhiên cũng có không ít người thông cảm, hiểu hoàn cảnh của họ, chúc phúc cho cặp đôi.

Cuộc sống khó khăn trăm bề của cặp vợ chồng "bác-cháu" có 1 không 2 ở Hà Nam 1

Vợ chồng ông Học (78 tuổi), chị Bích (35 tuổi) có với nhau 3 đứa con. Cuộc sống giờ trông cả vào lương hưu thương binh của ông Học.

Hai con người tuy cách nhau khá xa về tuổi tác nhưng ở họ có điểm chung là nghèo, và cô đơn. Duyên phận đã kéo họ lại gần với nhau từ những câu chuyện bâng quơ hàng ngày. Chính người con gái trẻ đã chủ động ngỏ lời với người đàn ông mà chị vẫn gọi là “bác” xưng “cháu”. Chị Bích mạnh dạn đề nghị: “Hay là bác lấy em” . Câu nói tưởng chừng như đùa nhưng đã gắn kết hai con người xa lạ lại với nhau.

Nhớ lại thời điểm hai người đến với nhau, chị Bích kể: "Lúc đó tôi đã 29 tuổi, cũng có người theo nhưng tình duyên của tôi có vẻ lận đận, nhiều lúc tưởng sắp thành thì lại tan vỡ. Dần dần chúng tôi trò chuyện nhiều hơn về cuộc sống, thấy ông hiền lành, chịu thương, chịu khó nên tôi chủ động ngỏ lời, dù ông ấy còn hơn cả tuổi bố tôi".

“Thú thực tôi bắt đầu để ý đến ông ấy là từ sau hôm ông nhà tôi bắt đầu trổ tài xem tướng số. Thế rồi khi xem đến đường tình duyên, ông ấy bảo rằng tôi sắp gặp người gắn bó với mình cả đời. Khi đó, tôi chợt nghĩ tìm ở đâu xa, chi bằng tìm người ngay bên cạnh. Hóa ra, tôi đã thích ông ấy ngay từ lần đầu gặp nhau rồi”, chị Bích chia sẻ.

Khi biết hai người sẽ tổ chức đám cưới, người dân trong làng không khỏi bàn tán xôn xao trước sự chênh lệch quá lớn về tuổi tác của cặp đôi này (cô dâu lúc đó mới 29 còn chú rể thì đã 72 tuổi). 

Cuộc sống khó khăn trăm bề của cặp vợ chồng "bác-cháu" có 1 không 2 ở Hà Nam 2

Thời gian trôi đi, sức khỏe ông Học ngày càng yếu đi khiến cho vợ ông lo lắng, sau này nếu ông mất đi không biết mình chị có nuôi nổi ba đứa con khôn lớn thành người được không. 

"Sau hai năm kết hôn, chúng tôi sinh được 2 bé kháu khỉnh, lúc đó cũng nhận không ít lời bàn tán của dân làng. Họ cho rằng một người đã hơn 70 tuổi thì làm sao có con được, nhưng tôi không bao giờ nghi ngờ về điều đó. Năm ngoái (2016) vợ tôi tiếp tục sinh một bé gái bụ bẫm, chúng càng lớn càng giống tôi nên mọi người cũng ít dị nghị hơn", ông Học nói.

Tất bật suốt ngày chăm 3 đứa con nhỏ mà người chồng ngày một già đi, chị Bích tâm sự: "Chẳng biết khi ông Học qua đời, tôi có nuôi nổi ba đứa con khôn lớn thành người được không".

Cuộc sống khó khăn trăm bề của cặp vợ chồng "bác-cháu" có 1 không 2 ở Hà Nam 3
Chuyện tình cổ tích: Hơn 50 năm làm “đôi mắt” cho chồng

Chồng bị mù, người vợ trở thành “đôi mắt“ để chồng nhìn thấy được ánh sáng, niềm tin của cuộc đời.

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h