Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc
Quân đội Quan Đông nổi tiếng tàn bạo, bị cho là trực tiếp gây ra cái chết của hơn 30 vạn người dân Trung Quốc ở tỉnh Nam Kinh.

Nhật đền bù 2 tỉ cho nô lệ tình dục HQ thời Thế chiến 2

Nô lệ tình dục IS kể lại ký ức kinh hoàng

Nô lệ tình dục thời thế chiến cuối cùng ở TQ qua đời

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc 1

Đạo quân Quan Đông trong một trận chiến.

Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản . Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này.

Những kẻ máu lạnh

Một sớm mùa hè năm 1943, He Yuelian cùng cả gia đình đang say giấc nồng thì bất ngờ có tiếng chó sủa inh ỏi. He, lúc này mới 15 tuổi, bước ra khỏi giường và dáo dác nhìn quanh. Cô chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì một toán lính Nhật mặt lầm lì, tay cầm súng có lưỡi lê đã ập vào nhà, bắt trói He lại. Sau đó, cô gái trẻ bị 2 tên lính hãm hiếp. Đó là những thành viên của đạo quân Quan Đông khét tiếng trong Thế chiến 2, theo Daily Mail.

Sau khi lục soát, đập phá nhà cửa của He, chúng tra tấn rồi giết hại toàn bộ đàn ông ở những ngôi nhà gần đó. He cùng 6 cô gái khác bị chúng bắt rồi nhốt vào nhà chứa làm nô lệ tình dục. “Chúng hãm hiếp tôi, bất kể tôi bị thương tới mức nào”, He Yuelian, khi ở tuổi ngoài 80, kể lại ký ức kinh hoàng khi đối mặt những tên lính Quan Đông.

Do vết thương rất lâu không khỏi, He được về nhà. Hai tháng sau, cô lại bị ép vào nhà thổ và làm việc trong các “trại giải khuây”. He nói rằng mình bị hãm hiếp liên tục. Gia đình cô phải nộp rất nhiều tiền để chuộc He ra. Khi về nhà, He bị trầm cảm nặng. Năm 18 tuổi, cô kết hôn nhưng không thể có bầu do đã bị hãm hiếp nhiều lần.

Thành lập đạo quân khét tiếng

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc 2

Quân Quan Đông nổi tiếng tàn bạo.

Sau chiến tranh Nga-Nhật (1905), chính quyền Tokyo chiếm được Phủ Đô hộ Quan Đông, nằm ngay sát đường ray xe lửa phía nam Mãn Châu Quốc. Đây là vùng đất thuộc Mãn Châu và phía đông Nội Mông ngày nay. Quan Đông có nghĩa là “phía đông của Sơn Hải Quan”, một địa điểm canh phòng cẩn mật nằm tại phía đông vùng đông bắc Trung Quốc.

Đạo quân Quan Đông được thành lập năm 1906 để bảo vệ khu vực này và gồm một sư đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh cùng 6 tiểu đoàn độc lập chuyên bảo vệ đường ray xe lửa Mãn Châu Quốc. Đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của lục quân Nhật, được xây dựng từ lính tuyển chọn của các đơn vị lục quân. Đạo quân này toàn những binh sĩ ưu tú và cuồng tín nhất của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Quân số lúc đó của đạo quân này lên tới 10 vạn. Trước năm 1919, đạo quân Quan Đông được gọi tên là “đơn vị Quan Đông”, sau đó được đổi tên thành “quân đội Quan Đông” khét tiếng trong sử sách.

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc 3

Quân đội phát xít Nhật Bản cùng lực lượng chó nghiệp vụ

Trong thời kỳ đế quốc Nhật Bản năm 1920-1930, tướng tá của quân Quan Đông thường xuyên đề xuất cải cách chính trị triệt để theo hướng phát xít chuyên chế. Đạo quân này cũng đề xuất chính sách ngoại giao bành trướng trên toàn cõi châu Á.

Mặc dù quân đội Quan Đông nằm dưới sự chỉ huy của Đại Nhật Bản Đế quốc và Bộ Tổng tham mưu, tuy nhiên đơn vị này thường xuyên làm trái lệnh mà không bị xử phạt.

Năm 1928, tướng tá trong quân đội Quan Đông tự lên kế hoạch ám sát chúa đất vùng Mãn Châu Quốc là Trương Tác Lâm. Sau đó, chỉ huy của Quan Đông còn lên kế hoạch sự kiện Phụng Thiên (thuận theo ý trời) nhằm chính thức xâm lược Trung Quốc. Khi đó, quân đội Quan Đông tự đặt mìn lên đường ray xe lửa ở Mãn Châu Quốc rồi đổ tội do quân Trung Quốc thực hiện, theo chuyên trang lịch sử History.

Sau sự kiện Phụng Thiên, Bộ Tổng tham mưu Nhật Bản buộc phải thực hiện theo kế hoạch của quân Quan Đông bằng việc củng cố vùng lãnh thổ Mãn Châu Quốc (đông bắc Trung Quốc) chiếm trước đó.

Khi chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc thành lập năm 1932, quân Quan Đông đóng vai trò chính trị, quân sự quan trọng. Tổng chỉ huy quân đội Quan Đông cũng chính là đại sứ Nhật Bản ở Mãn Châu Quốc. Do quân đội Quan Đông nắm hết kinh tế, chính trị nên chỉ huy quân đội này được quyền từ chối yêu cầu từ hoàng đế bù nhìn Phổ Nghi.

Những kẻ bất kham

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc 4

Quân Quan Đông hành quân ở Mông Cổ.

Theo CS History, những năm sau đó, quân đội Quan Đông gia tăng số lượng chóng mặt và có thời điểm lên tới 700.000 tên. Quân Quan Đông kiểm soát việc thành lập, huấn luyện, trang bị cho quân đội đế quốc Mãn Châu Quốc.

Cấu trúc quân đội Quan Đông dựa trên những tướng tá trẻ tuổi muốn thực hiện mệnh lệnh theo hướng cá nhân. Đây được gọi là “sự trung thành phục tùng” xuyên suốt thời gian quân Quan Đông chiếm lĩnh Mãn Châu Quốc và miền bắc Trung Quốc.

Bất kể vùng đất nào có quân Quan Đông chiếm đóng đều trở thành đồn cảnh sát, nhà ga xe lửa và khiến kinh tế khu vực phát triển không kém. Nguyên liệu thô được khai thác và gửi về nước. Dân Trung Quốc rất ghét quân Quan Đông và đôi lúc chính người Nhật trong nước cũng thù ghét đơn vị “bất kham” này.

Quân Quan Đông chính là “tác giả” thảm sát Nam Kinh khủng khiếp những năm 1938-1939 ở Trung Quốc. Nhiều học giả cho biết quân Quan Đông đã trực tiếp giết hại hơn 300.000 người Trung Quốc trong vùng. Không những thế, một số lượng lớn phụ nữ Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia Đông Á, Đông Nam Á khác bị bắt vào những “trại giải khuây” và bị quân Quan Đông hãm hiếp.

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc 5

Một binh sĩ Quan Đông đứng cạnh xác người Trung Quốc tại Nam Kinh.

Mặc dù có tên thường gọi là Đức Binh Đoàn (徳兵団) – “đoàn binh đạo đức” song đạo quân Quan Đông thường xuyên bị lên án vì bất tuân mệnh cấp trên, buôn bán á phiện và giết người, cướp bóc, hãm hiếp.

Tưởng Giới Thạch từng nắm giữ Nam Kinh trước khi rời bỏ khu vực này và để quân Quan Đông dễ dàng chiếm đóng sau đó. Quân Quan Đông, đặc biệt là tiểu đoàn số 10 từng được một phóng viên Nhật mô tả là “rất háo hức tiến về Nam Kinh vì chúng mong muốn cướp bóc, hãm hiếp càng nhanh càng tốt”.

Vụ việc tai tiếng nhất được ghi lại trên tờ báo Tokyo Nichi Nichi Shimbun thời điểm 1937, trong đó 2 binh sĩ Quan Đông thi xem ai dùng kiếm giết được 100 người trước. “Cuộc thi thể thao” này đã bị chỉ trích ngay ở Nhật Bản thậm chí sau đó hàng chục năm sau.

Đánh nhau với Liên Xô

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc 6

Người Trung Quốc bị xử tử trong thảm sát Nam Kinh.

Sự ngang ngược, phách lối của quân Quan Đông đã dẫn tới cuộc chạm trán trực tiếp trong trận Khalkhin Gol năm 1939 với Hồng quân Liên Xô, theo tuần báo FT. Thời điểm đó, đế quốc Nhật tập trung phát triển Hải quân, Không quân nên lục quân như Quan Đông bị bỏ ngỏ. Dù rất hiếu chiến và muốn thắng lợi nhưng quân đội Quan Đông đã phải nhận “trái đắng” trước những chiến sĩ Hồng quân.

Vài tháng trước khi Thế chiến II kết thúc, quân đội Quan Đông có 713.000 lính, chia làm 31 sư đoàn, 9 lữ đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn tăng, một đơn vị tác chiến đặc nhiệm. Quan Đông sở hữu 1.155 xe tăng hạng nhẹ, 5.360 khẩu súng và 1.800 máy bay.

Chất lượng binh sĩ suy giảm rất nhiều khi những người tài giỏi nhất bị điều động tới những chiến trường khác ngoài Trung Quốc. Số người ở lại chủ yếu là quân dự bị, lính nghiệp dư không được đào tạo và trang bị vũ khí lỗi thời.

Ngày 16.8.1945, tướng Otozo Yamada tuyên bố “giương cờ trắng” sau khi Nhật hoàng Hirohito lên tiếng thông báo quyết định đầu hàng của chính quyền Tokyo trên sóng radio.

Tàn quân Quan Đông đều bị tiêu diệt hoặc trở thành tù nhân chiến tranh khi Liên Xô tràn vào giải phóng Trung Quốc. Hơn nửa triệu lính Nhật bị bắt lao động khổ sai tại những trại cải tạo ở Siberia, Viễn Đông và Mông Cổ. Phần lớn trong số này được hồi hương trong giai đoạn 5 năm sau. Một số khác vẫn tiếp tục bị giam giữ sau năm 1950.

_____

Vì sao Nhật Bản chỉ có dân số bằng 1/10 Trung Quốc nhưng áp đảo hoàn toàn trong chiến tranh thời đó? Mời bạn đón đọc kì tới vào ngày 17.12.2017.

Đạo quân Nhật khét tiếng gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Trung Quốc 7
Chuyện đau lòng về những nô lệ tình dục cho lính Nhật

Ám ảnh quá khứ sau 70 năm vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai với những nô lệ tình dục còn sống khi họ bị lính Nhật bắt giam,...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h