Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq
Cuộc chiến được xem là lớn nhất lịch sử thiết giáp của Mỹ nhanh chóng kết thúc chỉ sau 2 tiếng đồng hồ giao tranh.

Lá bài "hiểm" của Qatar khiến các nước vùng Vịnh ớn sợ

Qatar thề không đầu hàng các quốc gia vùng Vịnh

Khủng hoảng vùng Vịnh: Ả Rập Saudi dồn Qatar đến đường cùng

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 1

Xe tăng Iraq bị bắn cháy trong trận chiến Median Ridge.

Ngày 5.6.2017, liên minh các quốc gia Ả Rập gồm Bahrain, UAE, Ả Rập Saudi và Ai Cập bất ngờ cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Qatar, cáo buộc nước này tài trợ khủng bố. Nhiều chuyên gia lo ngại một cuộc chiến có thể xảy ra, gợi nhắc đến chiến tranh vùng Vịnh thập niên 1990 mà hậu quả nặng nề vẫn còn để lại tới ngày nay.

Cuộc chiến không cân sức

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 2

Máy bay Mỹ quần thảo trên bầu trời tỉnh Basra.

Medina Ridge là trận chiến tăng diễn ra vào ngày 27.2.1991 trong thời kì chiến tranh vùng Vịnh giữa Sư đoàn Thiết giáp số 1 (Mỹ) và Sư đoàn Tự vệ Cộng hòa Iraq bên ngoài tỉnh Basra, Iraq. Ngoài Sư đoàn 1, Sư đoàn 3 và Sư đoàn bộ binh của Mỹ cũng tham chiến.

Trận chiến Medina Ridge kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ và được nhiều sử gia đánh giá là trận chiến tăng lớn nhất và quy mô nhất lịch sử nước Mỹ. Một số nguồn tin cho rằng trận chiến này chỉ lớn thứ 5 lịch sử Mỹ và đứng thứ 2 trong chiến tranh vùng Vịnh sau trận Norfolk. Trận chiến Norfolk cũng diễn ra hôm 27.2.1991 và được xem là có tính quyết định cục diện cuộc chiến vùng Vịnh.

Sư đoàn Thiết giáp số 1 dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Ron Griffith với 3.000 phương tiện, trong đó đáng chú ý là 348 xe tăng chủ lực M1A1 Abram. Lữ đoàn 2 của Sư đoàn Thiết giáp số 1 dưới sự chỉ huy của đại tá Montgomery Meigs có vai trò quan trọng trong trận chiến này.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 3

Xe tăng Mỹ triển khai thế trận tấn công quân Iraq.

Medina Ridge được xem là trận chiến ít ỏi thuộc chiến dịch “Bão táp sa mạc” mà quân Mỹ chịu sự phản kháng nhất định từ Iraq. Lực lượng Iraq được điều động và ngụy trang tốt tới nỗi quân Mỹ không thể phát hiện ra xe tăng đối phương cho tới khi điều quân lên đỉnh núi. Địa hình dốc ngược giúp quân Iraq có sự bảo vệ đáng kể, tránh sự pháo kích trực diện của xe tăng M1 Abram và xe chiến đấu pháo binh M2 Bradley.

Trong trận chiến này, quân Mỹ tiêu diệt 186 xe tăng Iraq, chủ yếu là các dòng T-72, Asad Babil và Type 69. Ngoài ra, 127 xe thiết giáp bị bắn cháy. Quân Mỹ chỉ bị hỏng duy nhất 4 xe tăng Abram do bị bắn cháy trực tiếp.

Trải nghiệm thực chiến

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 4

Xe tăng chủ lực M1A1 Abram.

Với nhiều binh sĩ và chỉ huy tham gia trận Medina Ridge, đây được xem là cuộc chiến tăng lớn nhất nhưng cũng có phần quá dễ dàng với quân Mỹ. Lính tăng của Lữ đoàn 2, Sư đoàn Thiết giáp số 1 chỉ mất đúng 40 phút để tiêu diệt toàn bộ một lữ đoàn thiết giáp của Lực lượng Cộng hòa Iraq. Xe tăng M1 Abram cho thấy sự ưu việt tuyệt đối so với mẫu tăng T-72 quá kém cỏi của Iraq.

Video quay trực tiếp tại trận Medina Ridge.

“Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, quá gấp và một chiều”, Doug Woolley, cựu binh Mỹ chỉ huy trung đội tăng Abram, nói. Với “cú đấm móc bên trái”, tướng Norman Schwazkopf đã tiêu diệt hoàn toàn lực lượng tăng Iraq ở gần biên giới Kuwait. Sư đoàn 1 ầm ầm tiến quân qua miền nam Iraq mà không gặp phải bất kì khó khăn nào dọc đường.

Sau một cuộc đụng độ nhỏ với lính Iraq ở thị trấn Al Busayyah, Lữ đoàn 2 tiến quân vào tìm kiếm Lực lượng Cộng hòa, đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Saddam Hussein.

Quân Iraq được trang bị chủ yếu tăng T-72 của Liên Xô và mẫu Type 69 “cổ lỗ sĩ” của Trung Quốc . Hai loại tăng này từng tham gia cuộc chiến 9 năm với Iran nhưng gặp trở ngại lớn với các xe tăng chủ lực của Mỹ.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 5

Tăng T-72 của Iraq bị bắn cháy.

Trong một nỗ lực để chặn quân Mỹ tiến công và cho phép lính Iraq rút lui khỏi Kuwait, Lữ đoàn 2 của Sư đoàn Medina đã trốn sau một rặng núi và chờ quân Mỹ tiến vào. Mặc dù chiến thuật này nghe có vẻ hợp lý nhưng trong thực tế, nó không chứng minh được hiệu quả.

Larry Potter, một trung sĩ Mỹ cho biết sau khi băng qua rặng núi, họ thấy hơn 12 chiếc tăng Iraq đang chờ đợi theo một đường thẳng. Quân Mỹ lập tức xả đạn vào đối phương còn đang lúng túng quan sát nguồn bắn. “Họ đang nhìn theo một hướng hoàn toàn khác và chúng tôi chỉ việc nã đạn”, Larry nói.

Quân Mỹ tận hưởng ưu thế quá lớn với kĩ thuật tiên tiến. Khi thời tiết có mưa hay mù sương, lính Mỹ dùng hồng ngoại để xác định mục tiêu. Quân Mỹ khai hỏa từ cự li 2,5 km, vượt xa tầm bắn của T-72.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 6

Hỏa lực của xe tăng Abram là quá mạnh.

Tom Carhart, một cựu binh Mỹ nói rằng quân Iraq không thể phát hiện hay chạm tới xe tăng Abram. “Ở cự li 5km, quân Mỹ có thể nhìn rõ cả dòng nước tiểu của một lính Iraq đang tè trong bụi cây. Vậy nhưng, lính Iraq không biết về điều này. Họ chỉ biết mọi sự khi tăng T-72 đã cháy tan tành”.

Trận chiến ở Medina Ridge nhanh chóng thành buổi bắn tập khi trăm xe tăng Iraq phơi mình giữa làn đạn quân Mỹ. Tháp pháo của xe tăng T-72 vỡ vụn khi những quả đạn xuyên giáp từ xe tăng Abram bắn ra và trúng mục tiêu.

Trực thăng chiến đấu AH-64 Apache và máy bay cường kích A-10 “Lợn lòi” nhanh chóng nhập cuộc và càng khiến thế trận thêm nghiêng về phía Mỹ. Quân Iraq bắn trả trong bất lực. “Họ bắn trả nhưng bạn thấy đấy, đạn của họ không thể tới nơi”, trung đội trưởng Sean Dorfman nói.

Trong trận chiến này, nhiều lính Mỹ khẳng định khó khăn lớn nhất với họ là xe tăng của chính liên quân. Sự phối hợp không nhịp nhàng đã gây ra những tai nạn đáng tiếc. Lính Clarence Cash, 20 tuổi, đã thiệt mạng sau khi xe của anh này bị một quả đạn của liên quân bắn trúng.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 7

Xe tăng Abram có thể bắn từ cách xa 2,5km.

Quân Iraq tổn thất kinh hoàng khi có hơn 400 lính thiệt mạng, hầu hết chết cháy trong xe. Gần 200 xe tăng Iraq bị bắn cháy chỉ trong 2 giờ đồng hồ giao tranh.

Sau đó một ngày, lệnh ngừng bắn được kí kết trên toàn Iraq và quân Mỹ rút lui vài tuần sau. Tướng Montgomery Meigs, người chỉ huy Lữ đoàn 2, nói rằng đội tăng của ông từng luyện tập ở Đức trước khi tham gia trận chiến. Lính tăng của ông luyện tập khả năng tấn công tốc độ và chính xác, giúp họ dễ dàng vượt mặt quân đội Iraq.

“Họ đơn giản là không đủ trình độ để tham gia trận chiến quy mô này”, tướng Meigs phát biểu.

Con át chủ bài M1A1 Abram

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 8

Đạn của xe tăng Abram có khả năng xuyên giáp và nổ tung thành từng mảnh.

Sức công phá vượt trội của quân đội Mỹ có được chính nhờ mẫu xe tăng chủ lực M1 Abram với khẩu pháo nòng trơn M68, cỡ đạn 105mm. Các biến thể đời sau còn tăng cỡ nòng lên 120mm. Đầu đạn của pháo này có thể xuyên giáp dày làm bằng uranium nghèo và hướng tấn công chuẩn xác hơn do được gắn vào cánh định hướng.

Đầu đạn uranium nghèo có khả năng dễ cháy, dễ làm nhọn để xuyên sâu vỏ thép và tạo sức tấn công mạnh hơn. Khi rơi vào trong khoang xe, đầu đạn sẽ nổ tung thành từng mảnh khiến lính tăng Iraq chỉ biết bó tay chịu chết.

M1 Abram sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực rất mạnh với độ chính xác cao, bất kể đó là mục tiêu tĩnh hay động. Với máy tính ưu việt, xe tăng M1 Abram tính chính xác góc bắn, khoảng cách, tốc độ, hướng gió, tốc độ mục tiêu, nhiệt độ, áp sát khí quyển, loại đạn và nhiệt độ đạn. Ở khoảng cách dưới 2,5 km, khả năng bắn trúng là 95%. Phạm vi này vượt xa tầm bắn của T-72.

Xe tăng trang bị hệ thống vỏ giáp đa lớp giúp bảo đảm an toàn tối đa cho tổ lái. M1A1 Abram sử dụng thiết bị gây nhiễu AN/VLQ-8A giúp tránh được nhiều loại tên lửa khác nhau. Nếu chiến đấu trong môi trường đô thị, xe trang bị thêm giáp phản ứng nổ và giáp lồng để bảo vệ khỏi súng chống tăng.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 9

Tháp pháo 105mm của Abram.

Cỗ máy chiến tranh siêu hạng này nặng tới 67 tấn nhưng tốc độ tấn công vô cùng ấn tượng: 67 km/giờ. Xe sử dụng động cơ 1.500 mã lực, khả năng leo dốc 30 độ, vượt vách cao 1,24m, vượt hào 2,7m và lội nước 1,22m.

Cuộc chiến ở Medina Ridge lẽ ra đã khác đi rất nhiều nếu quân Iraq biết được sức mạnh quá vượt trội của xe tăng Mỹ. Nếu đầu hàng sớm hơn, Iraq đã không phải chịu cảnh thảm thương, đẩy cả trăm người tới chỗ chết.

_______
Trận chiến tăng Medina Ridge đã khủng khiếp về mặt quy mô nhưng với nhiều sử gia, trận Norfolk diễn ra cùng ngày 27.2.1991 mới là "át chủ bài" của trận đấu. Trong trận Norfolk này, hơn 700 xe tăng Iraq đã bị bắn cháy và tiêu diệt bởi liên quân Mỹ.

Đón đọc kì 5: Chiến tranh vùng Vịnh: Trận chiến cuối cùng kết liễu Iraq vào sáng 17.6.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq 10
Chiến tranh vùng Vịnh: Trận càn tàn khốc ở Xa lộ Tử thần

Hình ảnh những người lính Iraq chết cháy thành than ở “Xa lộ Tử thần” vượt sức tưởng tượng của nhiều người về...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h