Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Đại học Điện lực chế tạo thành công máy trợ thở không xâm lấn

Đại học Điện lực chế tạo thành công máy trợ thở không xâm lấn
Dân trí Sau một thời gian cùng các chuyên gia y tế làm việc miệt mài, nhóm nghiên cứu của Đại học Điện lực đã cho ra đời phiên bản đầu tiên của máy trợ thở không xâm lấn dành cho bệnh nhân Covid-19.
Cơ chế hoạt động của máy trợ thở không xâm lấn do ĐH Điện lực chế tạo

Chế tạo thành công máy trợ thở không xâm lấn, có thể đáp ứng 1.000 - 2.000 chiếc/tuần

Đại học Điện lực chế tạo thành công máy trợ thở không xâm lấn 1
Máy hỗ trợ thở do Khoa Điện tử Viễn thông kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển Trường ĐHĐL chế tạo

Sản phẩm máy trợ thở do nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên và sinh viên Khoa Điện tử Viễn thông trường Đại học Điện lực nghiên cứu và chế tạo.

Máy được thực hiện dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học thế giới đã công bố. Các thiết kế được cải tiến để phù hợp với điều kiện Việt Nam và tình hình dịch bệnh hiện nay.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các linh kiện, vật tư sẵn có, phổ biến để đảm bảo có thể sản xuất khẩn cấp với số lượng lớn, trong thời gian rất ngắn, có giá thành rẻ.

Phiên bản chế tạo máy đầu tiên đang được gửi đi lấy ý kiến của các chuyên gia để có thể hoàn thiện và đưa vào sản xuất phục vụ người bệnh trong trường hợp khẩn cấp.

Đại học Điện lực chế tạo thành công máy trợ thở không xâm lấn 2
Máy hỗ trợ thở do Trường Đại học Điện lực chế tạo

Đây là loại máy hỗ trợ thở không xâm lấn, có các tính năng cơ bản gồm đặt được các thông số như lưu lượng khí, số nhịp thở/phút, chu trình thở và tỉ số hít vào/thở ra,... Ngoài ra, máy có thể mở rộng thêm một số tính năng an toàn khác nếu cần thiết, chẳng hạn như cảnh báo áp suất.

Chiếc máy này phù hợp với tình hình Việt Nam và bệnh dịch, đặc biệt rất hữu ích trong các trường hợp như các bệnh nhân chưa cần phải dùng đến máy trợ thở xâm lấn.

Đại học Điện lực chế tạo thành công máy trợ thở không xâm lấn 3

Máy trợ thở do nhóm nghiên cứu ĐH Điện lực chế tạo

Hiện nay, thiết kế gồm 2 phiên bản, tuỳ thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện để thực hiện. Phiên bản đầy đủ nhỏ gọn, nhiều tính năng hơn nhưng phụ thuộc nhiều vào nguồn vật tư linh kiện không có sẵn ở thị trường Việt Nam.

Với phiên bản rút gọn, thiết kế sử dụng các linh kiện vật tư sẵn có, phổ biến để đảm bảo có thể sản xuất khẩn cấp với số lượng lớn, gần như không hạn chế số lượng trong thời gian ngắn với giá thành rẻ.

Nhóm nghiên cứu có thể đáp ứng khoảng 1.000 - 2.000 chiếc/mỗi tuần với giá thành khoảng 2 - 3 triệu đồng/chiếc.

Buồng khử khuẩn kèm đo thân nhiệt tự động

Hoạt động của máy khử khuẩn kèm đo thân nhiệt của ĐH Điện lực

Bên cạnh máy trợ thở, Đoàn Thanh niên cùng Câu lạc bộ Robocon Đại học Điện lực cũng đã nghiên cứu chế tạo thành công buồng đo thân nhiệt và khử khuẩn tự động, đưa vào thử nghiệm ngay tại nhà trường.

Với những giải pháp công nghệ thiết thực đáp ứng trong tình hình dịch bệnh covid 19 như hiện nay, Đại học Điện lực mong muốn chung tay cùng nhân dân cả nước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Đại học Điện lực chế tạo thành công máy trợ thở không xâm lấn 4

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ sinh viên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngày 10/4, Hiệu trưởng Đại học Điện lực TS.Trương Huy Hoàng đã ký Quyết định hỗ trợ tài chính nhằm giúp sinh viên khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của bệnh dịch Covid-19.

Cụ thể, nhà trường hỗ trợ tiền học trực tuyến cho sinh viên cao đẳng, đại học hệ chính quy của trường Đại học Điện lực trong đại dịch Covid-19. Theo đó, sinh viên đã đăng ký học kỳ 2 năm học 2019-2020 mức hỗ trợ 500.000 đồng/sinh viên.

TS. Trương Huy Hoàng cho biết, trước mắt nhà trường là hỗ trợ sinh viên một cách kịp thời, góp phần chia sẻ, động viên các em và gia đình cùng vượt qua những khó khăn bệnh dịch Covid-19.

Với chủ trương gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, trong những năm vừa qua Đại học Điện lực đã thực hiện hàng trăm đề tài NCKH các cấp, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị khoa học uy tín trong và ngoài nước, nhiều sản phẩm KHCN của Trường đã được ứng dụng trong thực tiễn, máy trợ thở là một trong những sản phẩm đó.

Năm 2019 Trường Đại học Điện lực đã được Hệ thống đánh giá chất lượng đại học Việt Nam (University Performance Metrics - UPM) của Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá nằm trong top đầu bảng xếp hạng nghiên cứu đại học Việt Nam và dẫn đầu về chỉ số công bố bằng nội lực của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Được biết năm 2020, Trường Đại học Điện lực tuyển 3480 chỉ tiêu với hai phương thức tuyển sinh là xét tuyển theo học bạ THPT và theo kết quả thi THPT quốc gia. Chi tiết tại https://tuyensinh.epu.edu.vn/.

H.K

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí