Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Phát hiện cơ chế hình thành tim ở phôi thai

Phát hiện cơ chế hình thành tim ở phôi thai
Theo tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã mô tả được quá trình hình thành trái tim của phôi thai ở ngay đầu thai kỳ.

Các nhà khoa học Đức xác định được các cơ chế phân tử và di truyền của quá trình hình thành trái tim của phôi thai ở đầu thai kỳ. Khám phá này có thể giúp chống lại những chứng bệnh tim bẩm sinh .

Theo tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã mô tả được quá trình hình thành trái tim của phôi thai ở ngay đầu thai kỳ.

Họ đã xác định được các cơ chế phân tử và di truyền của quá trình này. Khám phá này có thể giúp chống lại những chứng bệnh tim bẩm sinh.

Phát hiện cơ chế hình thành tim ở phôi thai 1
Trước khi có phát hiện của các nhà khoa học Đức, khoa học vẫn chưa hiểu rõ về quá trình hình thành trái tim ở phôi thai - (Ảnh: Liya Graphics/Max Pixel).

Trong tuần thứ tư của thai kỳ, xung quanh phôi hình thành một ống rỗng, trở thành vòng tuần hoàn sơ khai. Trong vòng một tuần sau, trong ống đó hình thành một đường cong, nơi co thắt đầu tiên diễn ra và một vài tuần sau nữa, từ ống đó, trái tim của phôi thai hình thành. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa hiểu rõ quá trình định hình các đường cong của ống sơ khai.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm y học phân tử mang tên Max Delbrück (Đức) lần đầu tiên mô tả chi tiết về giai đoạn phát triển này của trái tim. Các nhà khoa học đã tiến hành một loạt thí nghiệm với cá ngựa vằn (Danio rerio) để xác định các đường cong trên ống tạo thành tâm thất và tâm nhĩ của trái tim trong tương lai. Hóa ra, có những tế bào đặc biệt chịu trách nhiệm về sự hình thành các đường cong. Các tế bào này liên kết với các tế bào của ống sơ khai và kéo chúng đến vị trí cần thiết.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quá trình này kiểm soát một chuỗi các phản ứng hóa học và xác định các gene chính mà nó điều khiển, đó là các gene Fzd7a và Vangl2. Nếu ngắt 2 gene này, tim sẽ hình thành với những dị thường.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng sự kéo giãn của chính mô ống rỗng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành trái tim. Nếu ống không đủ lớn thì các đường uốn cong không thể hình thành được. Nhờ có một chuỗi phản ứng nên kiểm soát được sự kéo giãn của ống sơ khai, đây là điều quyết định hoạt động của các tế bào kéo ống thành các đường cong.

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu của họ sẽ giúp hiểu rõ hơn nguyên nhân gây các chứng bệnh tim bẩm sinh và tìm ra cách ngăn chặn chúng.

Nguồn tin: khoahoc.tv