Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Căn "bệnh K": Trùng tên với ung thư, nhưng lại là căn bệnh duy nhất cứu sống nhiều người vô tội

Căn "bệnh K": Trùng tên với ung thư, nhưng lại là căn bệnh duy nhất cứu sống nhiều người vô tội
- Không phải là ung thư đâu, mà là một căn bệnh có khả năng cứu người, với tiểu sử cực kỳ thú vị.

Cho tới nay, y học đã ghi nhận không biết bao nhiêu căn bệnh nguy hiểm có thể giết chết nạn nhân trong giây lát – nhưng có lẽ mới chỉ chứng kiến duy nhất một hội chứng có thể... cứu người.

Đó chính là "bệnh K", một căn bệnh với cuốn tiểu sử vô cùng thú vị.

Năm 1939, Thế chiến II nổ ra giữa các siêu cường trên thế giới, gây ảnh hưởng đến hầu hết mọi lục địa trên. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là cuộc chiến có quy mô rộng và gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.

Hitler – người dẫn đầu Phe Trục, xem thế giới như một chiến trường mà ở đó chủng tộc nào mạnh hơn sẽ sống sót và thống trị. Đồng nghĩa với việc nếu muốn chủng tộc Aryan của mình vượt lên trên, thì ông ta phải chà đạp những chủng tộc khác, đặc biệt là tộc người Do Thái.

Trong giai đoạn từ 1941 đến 1945, người Do Thái đã bị sát hại một cách có hệ thống trong một cuộc diệt chủng có quy mô lớn thuộc nhóm hàng đầu trong lịch sử. Số người bị giết hại lên đến hàng triệu, trong đó có không ít trẻ em.

Chứng kiến sự máu lạnh của chính phủ Đức Quốc xã, bác sĩ Adriano Ossicini đã nung nấu ý định che giấu cho người Do Thái trong chính bệnh viện của mình - bệnh viện Fatebenefratelli. Nhưng bệnh viện này lại nằm ngay cạnh khu sinh sống của người Do Thái, và vị trí nhạy cảm ấy lập tức lọt vào tầm ngắm của Phát Xít. Biết rằng không thể qua mắt chúng bằng những cách thông thường, 3 bác sĩ Ossicini, Vittorio Sacerdoti và viện trưởng Giovanni Borromeo đã nghĩ ra một ý tưởng hết sức táo bạo.

Căn "bệnh K": Trùng tên với ung thư, nhưng lại là căn bệnh duy nhất cứu sống nhiều người vô tội 1
Bệnh viện Fatebenefratelli tại đảo Tiber, Rome, Ý.

Bệnh viện sẽ tạo cho người Do Thái các bệnh án giả. Tất thảy người Do Thái khi vào viện đều được "đánh dấu" bằng một hồ sơ mang "bệnh K". Giới y học sau này phát hiện ra rằng không một cuốn sách, không một cuốn sổ tay y học nào từng nhắc đến căn bệnh này. Nghĩa là bệnh K chưa bao giờ tồn tại, nó không có thật, mà là thứ sinh ra để bảo vệ những người Do Thái khỏi sự diệt chủng tàn bạo.

Chữ “K” thực tế còn là chữ cái có liên quan đối với tên của Herbert Kappler, cảnh sát trưởng Đức Quốc xã ở Rome, người dẫn đầu các cuộc vây bắt người Do Thái, và thống chế Albert Kesselring được giao nhiệm vụ bảo vệ Ý chống lại lực lượng Đồng minh. Cả hai đều bị kết án tội ác chiến tranh sau chiến tranh.

Nhờ sự đồng lòng giúp sức của toàn bộ bác sĩ và y tá tại viện, ý tưởng này đã trở thành hiện thực và thành công ngoài sức tưởng tượng.

Căn "bệnh K": Trùng tên với ung thư, nhưng lại là căn bệnh duy nhất cứu sống nhiều người vô tội 2
Bác sĩ Adriano Ossicini, bác sĩ Vittorio Sacerdoti và viện trưởng Giovanni Borromeo.

Bệnh K theo như mô tả trong hồ sơ là một căn bệnh thần kinh tương đối nguy hiểm và phức tạp với khả năng lây nhiễm cao, triệu chứng tương tự như ho lao cùng một số biểu hiện khác như co giật, sa sút trí tuệ, liệt... Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu diễn tiến quá nặng, khiến oxy không thể lưu thông lên não.

Tuy triệu chứng bệnh được mô tả khá mơ hồ nhưng bằng sự chuẩn bị kĩ càng và việc nhấn mạnh rằng K có khả năng lây nhiễm rất nhanh, các bác sĩ đã làm phe Phát Xít khiếp sợ. Các 'bệnh nhân K" được đưa hẳn vào một khu cách li riêng và cũng được dặn là phải ho thật to, tỏ vẻ quằn quại bất cứ khi nào trông thấy có binh lính lại gần.

“Hội chứng K” được nhân viên tại bệnh viện sử dụng làm mã để nhận ra ai không bị bệnh và tìm nơi ẩn náu. Nó còn có tác dụng khác đó là khiến Đức Quốc xã sợ hãi vì chữ “K” gợi lên ký ức về Bệnh Koch, một người khác thuật ngữ nói về bệnh lao. Kết quả là các sĩ quan Đức Quốc xã đã rất sợ hãi.

Sau này, Pietro Borromeo – con trai của bác sĩ Giovanni tiết lộ rằng có lần lính phe Phát Xít đột nhiên ập vào và quả quyết đòi lục soát bệnh viện. Giovanni bình tĩnh dẫn đoàn kiểm tra đi vòng quanh khuôn viên và không quên mời họ vào thăm khu cách ly. Thế nhưng quân Phát Xít ngay lập tức từ chối mà không hỏi gì thêm, mặc dù trong đội cũng có dẫn theo một bác sĩ. Họ thậm chí còn chẳng dám lại gần mà chỉ khám xét qua loa rồi chuyển hướng sang những nơi khác.

Cứ như vậy, những người Do Thái thoát khỏi lưỡi hái tử thần như một phép màu, ngay giữa thủ đô nước Ý. Cái tên "bệnh K" nhanh chóng trở thành một mật ngữ giữa các nhân viên trong bệnh viện, dùng để ám chỉ những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng thuộc diện bị truy nã bởi chính phủ Phát Xít như người Do Thái.

Bệnh viện liên tục tiếp nhận các "bệnh nhân" cho đến ngày Rome được quân Đồng Minh giải phóng vào tháng 6 năm 1944.

Căn "bệnh K": Trùng tên với ung thư, nhưng lại là căn bệnh duy nhất cứu sống nhiều người vô tội 3
Gia đình Almagia – hậu duệ của một người từng được cứu sống nhờ bệnh K.

Đã có nhiều câu chuyện liên quan đến “Hội chứng K” bí ẩn. Mỗi câu chuyện lại có những chi tiết khác nhau bị xáo trộn trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, câu chuyện về "Hội chứng K" đã được chắp nối từ một số lời khai của những người ở đó vào thời điểm đó.

Không có số liệu nào thống kê chính xác bao nhiêu người đã được cứu. Có người nói vài chục, có người nói vài trăm. Nhưng dù con số đó là bao nhiêu thì huyền thoại về bệnh K, người Do Thái và những anh hùng áo trắng vẫn sẽ để lại dấu ấn không thể nào phai trong lịch sử nhân loại. Cuộc sống có thể trở nên khó khăn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng chắc chắn nó cũng sẽ đẹp đẽ và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

  • Chỉ cần 110 người để bắt đầu một nền văn minh mới trên sao Hỏa
  • Các nhà khoa học phát hiện vụ sáp nhập giữa hố đen và vật thể bí ẩn
  • Hành tinh nào có ngọn núi cao nhất Hệ Mặt trời?

Nguồn tin: khoahoc.tv