Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Cách sơ cứu khi chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi

Cách sơ cứu khi chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi
Lưỡi dính vào đá lạnh là chuyện có thể thường xuyên xảy ra, nhất là vào những ngày nóng bức hiện nay.

Lưỡi dính vào đá lạnh là chuyện có thể thường xuyên xảy ra, nhất là vào những ngày nóng bức hiện nay. Nhưng liệu bạn đã biết gỡ lưỡi ra khỏi đá lạnh đúng cách, tránh gây tổn thương cho bộ phận này?

Đá lạnh dính vào lưỡi – Hiện tượng dễ xảy ra khi bạn muốn giải nhiệt từ đá lạnh

Vào mùa hè, chuyện ăn đồ lạnh nói chung như đá lạnh mà để dính vào lưỡi là chuyện dễ dàng xảy ra. Một ngày nọ, bạn lấy đá lạnh ra khỏi tủ, vô tình chạm tay vào cục đá và bị... dính tay vào đó. Hay mặc dù ngoài trời đang rất lạnh nhưng tình yêu với que kem vẫn chiến thắng tất cả, bạn quyết định chén một cây và khi chạm lưỡi mình vào thì thật đau khổ, que kem dính chặt cả vào lưỡi.

Cách sơ cứu khi chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi 1
Vào mùa hè, chuyện ăn đồ lạnh nói chung như đá lạnh mà để dính vào lưỡi là chuyện dễ dàng xảy ra.

Việc lưỡi bị dính vào mặt đóng băng là chuyện không hề hiếm. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nếu cố sức dứt lưỡi ra khỏi mặt đá, bạn sẽ vô tình gây tổn thương cho bộ phận mềm yếu này.

"Lưỡi là một trong những bộ phận ấm nhất cơ thể. Khi chạm vào thứ gì đó cực lạnh như đá lạnh, que kem đông lạnh sẽ làm cho độ ẩm trên lưỡi bị đóng băng và dính vào. Khi nhiệt bị hút hết khỏi lưỡi, nước bọt sẽ đông lại và dính chặt vào bệ mặt lạnh như keo dán. Các nụ vị giác trên đó cũng góp phần khiến bạn không dứt lưỡi ra được dẫn đến tình huống oái oăm như đá lạnh hay kem lạnh dính vào lưỡi", lương y Bùi Hồng Minh lý giải.

Cách sơ cứu khi chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi 2
Khi chạm vào thứ gì đó cực lạnh như đá lạnh, que kem đông lạnh sẽ làm cho độ ẩm trên lưỡi bị đóng băng và dính vào.

Phải làm sao để gỡ lưỡi ra khỏi đá lạnh?

Theo lương y Bùi Hồng Minh, nếu chẳng may dính lưỡi vào đá lạnh hay đang ăn kem mà bị dính chặt vào lưỡi, bạn cần hết sức bình tĩnh. Đầu tiên, chúng ta không nên cố sức dứt lưỡi ra khỏi đá lạnh vì có thể gây tổn thương lưỡi với các hiện tượng như chảy máu, sưng phồng ngay sau đó. Điều này vô cùng nguy hiểm, sẽ làm bạn cảm thấy nhức nhối, khó chịu

Cách sơ cứu khi chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi 3
Theo lương y Bùi Hồng Minh, nếu chẳng may dính lưỡi vào đá lạnh hay đang ăn kem mà bị dính chặt vào lưỡi, bạn cần hết sức bình tĩnh.

Tất nhiên là việc chịu đựng cái lạnh cùng cảm giác nhức nhối từ que kem hay viên đá lạnh ở trên lưỡi thật chẳng dễ dàng gì. Nhưng lưỡi là bộ phận nhạy cảm nên bạn cần hết sức nhẹ nhàng với nó. Bạn có thể tìm đến những cách gỡ lưỡi ra khỏi đá lạnh, kem lạnh… như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần hết sức bình tĩnh, không được hoảng sợ. Việc tệ nhất là cố gắng lấy lưỡi ra khỏi đá lạnh hay que kem trong sợ hãi vì nó sẽ tạo ra tổn thương nghiêm trọng. Thay vào đó, hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng về tình huống của bạn.

Cách sơ cứu khi chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi 4
Việc tệ nhất là cố gắng lấy lưỡi ra khỏi đá lạnh hay que kem trong sợ hãi vì nó sẽ tạo ra tổn thương nghiêm trọng.

  • Hãy thử khum tay quanh miệng để làm ấm vùng lưỡi tiếp xúc và rút ra thật nhẹ nhàng.
  • Nếu cách này không hiệu quả, cảm giác rút ra xuất hiện sự đau rát thì bạn cần ngưng lại. Thay vào đó hãy rót chất lỏng ấm lên bề mặt đóng băng, tại khu vực lưỡi bị dính và cố gắng kéo lưỡi ra thật nhẹ nhàng. Có thể nói, nước ấm là thứ lý tưởng nhất trong trường hợp này. Chúng là giải pháp gỡ lưỡi ra khỏi đá lạnh hoàn hảo nhất.

Chú ý khi kéo lưỡi ra khỏi đá lạnh, bạn cần lưu ý là dùng nước không quá nóng để không gây thêm tổn thương cho lưỡi. Đừng đổ nước quá nhanh. Bạn nên đổ thật chậm và đều để hơi ấm kịp làm mất độ lạnh.

Cách sơ cứu khi chẳng may bị đá lạnh dính vào lưỡi 5
Chú ý khi kéo lưỡi ra khỏi đá lạnh, bạn cần lưu ý là dùng nước không quá nóng để không gây thêm tổn thương cho lưỡi.

  • Hít thật sâu và thổi luồng không khí nóng vào lưỡi. Liên tục để luồng không khí nóng đi ra cho đến khi lưỡi không còn bị dính. Bạn cũng có thể để tay quanh miệng nhằm giữ luồng không khí nóng quanh lưỡi.
  • Trong tình huống không thấy tốt hơn, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu giúp đỡ. Tất nhiên bạn chỉ làm được điều này khi có điện thoại bên mình và có thể sử dụng được.

Nguồn tin: khoahoc.tv