Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Buồn nôn có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh

Buồn nôn có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh
Nhiều người không biết nôn cũng là phản ứng khi cơ thể mắc một căn bệnh nào đó. Nôn và buồn nôn đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện thường xuyên và kéo dài, bạn cần phải đi gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân mới trị được tận gốc những khó chịu này.

Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc

Biết ăn hải sản như cách này sẽ không bị dị ứng, ngộ độc

Những thực phẩm đại kỵ dễ ngộ độc khi kết hợp với nhau

Căng thẳng, sợ hãi, lo lắng

Những biểu hiện stress sẽ làm cơ thể hoạt động bất thường, dễ dẫn đến những vấn đề về dạ dày và đường ruột từ đó gây buồn nôn, nôn, nặng hơn là đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích. Khi bị căng thẳng, sợ hãi não bộ sản sinh ra thêm adrenaline gây ra sự mất cân bằng trong hệ tiêu hóa của bạn.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Bạn nên thư giãn, hoặc giải quyết tận gốc những lo lắng, căng thẳng không cần thiết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe .

Buồn nôn do các dấu hiệu đường tiêu hóa

Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều đồ ăn, làm hệ tiêu hóa phải làm việc với cường độ tối đa, gây quá tải sẽ dẫn đến buồn nôn. Triệu chứng buồn nôn và nôn xuất hiện nhiều ở những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc những người đã trải qua phẫu thuật một bộ phận của hệ tiêu hóa làm giảm khả năng tiêu hóa của hệ thống trong cơ thể.

Để đối phó với chứng buồn nôn này, bạn cần chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nhiều thực phẩm cùng một lúc. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ dùng thuốc, hoặc uống trà bạc hà, bổ sung thêm các loại quả chua cũng rất tốt để tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Ngộ độc thực phẩm

Buồn nôn, đau bụng là triệu chứng đầu tiên của bất cứ vụ ngộ độc thực phẩm nào. Có một số vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. coli, Listeria... thường có các triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu, buồn nôn và nôn.

Nếu gặp phải trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì ngộ độc thực phẩm đi kèm với tiêu chảy dễ gây ra tình trạng mất nước và các chất điện giải. Khi bị ngộ độc cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi, tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, sữa, cà phê, rượu....

Say rượu bia

Trong các cuộc vui, việc quá chén là không thể tránh khỏi. Nhưng say rượu bia cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn.

Trong trường hợp này, những người uống rượu bia đừng để uống quá nhiều đến mức mất kiểm soát.

Ở mức độ say rượu nhẹ, có thể uống các loại nước bột sắn pha đường. Nếu say rượu đến mức ngộ độc có thể gây nôn rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Khi buồn nôn và nôn, điều đầu tiên chúng ta nên nghĩ đến là do thực phẩm. Có những người bị dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn cũng gây buồn nôn. Đôi khi, thực phẩm không phải là nguyên nhân chính, nhưng một sự thay đổi trong chế độ ăn kiêng hoặc cách ăn có thể gây buồn nôn và nôn tạm thời.

Trong trường hợp này, người nội trợ nên quản lý chặt chế độ ăn uống và tránh xa các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng.

Buồn nôn có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh 1

Buồn nôn - dấu hiệu chỉ điểm sức khỏe

Mang thai

Khi mang thai, hiện tượng nôn và buồn nôn rất phổ biến, nó được gọi là ốm nghén trong thai kỳ. Buồn nôn hay nôn thường bắt đầu trước khi thai nhi được 9 tuần tuổi và những dấu hiệu này rõ ràng hơn từ 12 đến 14 tuần của thai kỳ. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào vào ban ngày hay đêm, thậm chí nhiều phụ nữ cảm thấy buồn nôn suốt hàng tháng. Mặc dù nguyên nhân của buồn nôn khi mang thai chưa tìm được nguyên nhân chính xác, nhưng có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng buồn nôn và nôn trong thai kỳ có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố. Thiếu hụt vitamin B6 cũng có thể gây ra buồn nôn ở phụ nữ mang thai.

Để giảm chứng buồn nôn thai kỳ, thai phụ nên tránh các loại thức ăn và mùi vị gây khó chịu, buồn nôn. Ăn từng phần nhỏ để dạ dày của bạn không bao giờ trống rỗng. Có thể tăng cường ăn uống chất lỏng, dễ tiêu hoặc sử dụng đồ uống lạnh vào giữa các bữa ăn cũng cho tác dụng tốt.

Buồn nôn có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh 2

Buồn nôn do thuốc

Các thuốc giảm đau, chẳng hạn như codeine, hydrocodone, morphine, hoặc oxycodone, có thể gây ra buồn nôn hoặc nôn. Hay những loại thuốc như sắt, thuốc bổ sung kali, các thuốc chống viêm không steroid, và thậm chí cả aspirin đều có thể gây buồn nôn do kích thích dạ dày của bạn hoặc làm chậm chuyển động ruột, gây đầy hơi.

Để giảm triệu chứng này, bạn có thể dùng thuốc trong bữa ăn hoặc cùng một lượng nhỏ thức ăn. Nếu không có thể nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thuốc uống cùng để giảm triệu chứng buồn nôn.

Buồn nôn có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh 3

Đau nửa đầu

Khi bị đau nửa đầu, 80% bệnh nhân bị nôn và buồn nôn, người bệnh thường rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Họ thường đau từng cơn, co thắt nửa bên đầu hoặc quanh sọ não. Não bị tăng áp lực gây ra buồn nôn và ói mửa.

Đau nửa đầu là căn bệnh mạn tính không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi có dấu hiệu bệnh này, người bệnh có thể vận động ngoài trời nhẹ nhàng, hít thở sâu, nới lỏng quần áo, không nên uống quá nhiều nước một lúc, tất cả đều có thể giảm được chứng buồn nôn và nôn.

Ngoài ra một số bệnh lý như: Viêm dạ dày, ruột do virus; Viêm túi mật hay tuyến tụy; Do hóa trị và ung thư,… cũng có thể khiến bệnh nhân buồn nôn và nôn do đó, khi thấy có hiện tượng buồn nôn kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường thì cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Buồn nôn có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh 4
Trẻ mệt mỏi, nôn trớ coi chừng viêm cơ tim

Các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhi bị viêm cơ tim biến chứng rối loạn nhịp tim,...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h