Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Bệnh viêm gan siêu vi B là gì?

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì?
Bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Viêm gan B mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Hàng năm, có gần 1 triệu người chết do những bệnh lý liên quan đến nhiễm HBV (hay virus viêm gan B) như xơ gan, ung thư gan HBV là một yếu tố gây ung thư đứng hàng thứ 2 sau thuốc lá HBV là nguyên nhân gây ra 60-80% trường hợp ung thư gan nguyên phát và 50% trường hợp xơ gan. Vì vậy bệnh viêm gan siêu vi B cho đến nay vẫn còn là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong.

Những điều cần biết về bệnh viên gan siêu vi B

  • 1. Những triệu chứng và tiến triển của bệnh viêm gan siêu vi B
  • 2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan siêu vi B
  • 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm gan siêu vi B mạn
  • 4. Các đường lây nhiễm của bệnh viêm gan siêu vi B
    • 4.1 Đường lây nhiễm theo chiều dọc
    • 4.2 Lây nhiễm theo chiều ngang
  • 5. Một số chỉ số trong xét nghiệm quan trọng trong viêm gan siêu vi B
  • 6. Cách lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HBV PCR (PCR đo tải lượng virus viêm gan B)
    • 6.1 Cách lấy mẫu
    • 6.2 Bảo quản mẫu
    • 6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HBV PCR

1. Những triệu chứng và tiến triển của bệnh viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Viêm gan B mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mạn tính, trong đó 75% là người châu Á.... Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới chiếm khoảng 15%-20% dân số, tức khoảng 10 -14 triệu người với biểu hiện viêm gan B cấp và mạn tính.

2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B có hai thể:

Viêm gan siêu vi B cấp: là sự tồn tại của vi rút trong cơ thể người bệnh trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus:

  • 70% bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng hay không vàng da.
  • 30 % có vàng da, với các triệu chứng như: mệt mỏi, suy nhược, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, chán ăn. Đau hạ sườn phải do gan lớn. Xuất hiện vàng da sau 3-7 ngày, với vàng da ngày càng tăng, nước tiểu sậm màu, phân có thể bạc màu.
  • 0.1% – 0.5% bệnh nhân bị viêm gan thể tối cấp với thay đổi tri giác, phù não. Rối loạn đông máu. Suy đa cơ quan, ARDS, hội chứng gan thận, rối loạn nhịp tim, toan chuyển hóa, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, báng, phù toàn thân. Với 60% bệnh nhân tử vong
  • Giai đoạn phục hồi: Sau 4-8 tuần từ khi có triệu chứng đầu tiên. Vàng da giảm dần sau 2-4 tuần.

Viêm gan siêu vi B mãn: bệnh gây ra bởi nhiễm HBV kéo dài kéo dài trên 6 tháng.

  • Triệu chứng lâm sàng thường không có triệu chứng hay chỉ có những triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau khớp...
  • Giai đoạn xơ gan với các triệu chứng như: dấu hiệu sao mạch, vàng da, phù, bầm máu ngoài da... hay tăng áp tĩnh mạch cửa (tuần hoàn bàng hệ, lách to, báng bụng, giãn tĩnh mạch thực quản...),
  • Giai đoạn ung thư gan do HBV có thể không qua giai đoạn xơ gan.

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì? 1
Hình ảnh virus gây bệnh viêm gan B siêu vi.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan siêu vi B mạn

Được chia làm 2 nhóm:

Viêm gan B mạn có HBeAg (+)

  • HBsAg > 6 tháng
  • HBV DNA > 10 mũ 5 copies/ml (HBV DNA : nồng độ virus trong huyết thanh).
  • ALT/AST tăng từng đợt hay kéo dài
  • Sinh thiết gan cho thấy viêm gan mãn với mức độ hoại tử từ trung bình đến nặng

Viêm gan B mạn có HBeAg (-)

  • HBsAg > 6 tháng
  • HBV DNA > 10 mũ 4 copies/ml
  • ALT/AST tăng từng đợt hay kéo dài
  • Sinh thiết gan cho thấy viêm gan mãn với mức độ hoại tử từ trung bình đến nặng.

Người lành mang HBsAg (inactive HBsAg carier state): nhiễm HBV kéo dài nhưng không gây hoại tử gan.

  • HBsAg > 6 tháng
  • HBeAg (-), Anti HBe (+)
  • HBV DNA < 10 mũ 4 copies/ml
  • ALT/AST bình thường.
  • Sinh thiết gan không có viêm gan đáng kể: mức độ hoại tử nhẹ hay không có

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì? 2
Một số trường hợp cần được chỉ định sinh thiết gan trong chẩn đoán viêm gan siêu vi B mãn.

4. Các đường lây nhiễm của bệnh viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B có 2 đường lây nhiễm là:

  • Đường lây nhiễm theo chiều dọc (vertical contamination)
  • Đường lây nhiễm theo chiều ngang (horizontal contamination).

4.1 Đường lây nhiễm theo chiều dọc

Đường lây nhiễm từ mẹ sang con: Đây là kiểu lây nhiễm này là quan trọng nhất, thường gặp ở những nước vùng châu Á.

  • Ở người phụ nữ mang thai sự lây nhiễm xảy ra trong thời kỳ chu sinh (từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh).
  • Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ HBV DNA.

+ Tỷ lệ lây nhiễm cho con là 0% nếu: HBV DNA của mẹ < 10 mũ 5 copies/ml

+ Tỷ lệ lây nhiễm cho con là 50% nếu: HBV DNA của mẹ từ 10 mũ 9 – 10 mũ 10 copies/ml.

+ Tỷ lệ lây nhiễm cho con là 28-39% nếu HBV DNA của mẹ từ 10 mũ 9 copies/ml trở lên (mặc dù trẻ đã chích ngừa HBV ngay sau khi sanh)

  • Mức độ lây nhiễm còn tùy thuộc vào tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ.

+ Mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch.

+ Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32% (thường gặp trong các trường hợp mẹ bị viêm gan B mạn có HBeAg (-)).

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì? 3
Sự lây nhiễm viêm gan siêu vi B có thể xảy ra trong quá trình sinh đẻ.

4.2 Lây nhiễm theo chiều ngang

  • Lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, các vật phẩm của máu là đường lây nhiễm quan trọng nhất vì luôn có một lượng virus viêm gan B cao.
  • Lây qua đường tình dục, qua sử dụng chung kim tiêm (chích thuốc, châm cứu, xăm, xỏ lỗ trên cơ thể như xỏ lỗ tai, lỗ mũi...) với người bị nhiễm vi rút viêm gan B là kiểu lây nhiễm thường gặp nhất.
  • Virus viêm gan B được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch với nồng độ thấp so với trong huyết tương hơn 100 lần, Các dịch khác như dịch màng bụng, màng phổi, dịch não tủy...cũng có chứa vi rút viêm gan B. Sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật cũng có chứa vi rút viêm gan B nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.
  • Dùng chung bàn chải đánh răng và dao cạo râu có dính máu hay dịch của người bị nhiễm cũng có thể bị lây nhiễm vi rút viêm gan B.
  • Vi rút viêm gan B không lây truyền qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc thông thường..

5. Một số chỉ số trong xét nghiệm quan trọng trong viêm gan siêu vi B

Đọc hiểu các chỉ số trong xét nghiệm định lượng vi rút viêm gan B là điều vô cùng cần thiết.

Trong các chỉ số xét nghiệm, người bệnh cần đặc biệt quan tâm tới những chỉ số sau:

  • HBV-DNA: Là phần virus hoàn chỉnh (gồm nhân và vỏ) của vi rút viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA cho biết số lượng vi rút viêm gan B tồn tại trong máu. HBV-DNA phản ánh sự sao chép và nhân lên của vi rút trong cơ thể người bệnh.
  • HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị nhiễm vi rút viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã nhiễm vi rút viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị nhiễm virus viêm gan B.
  • HBeAg: là kháng nguyên nội sinh của virus viêm gan B. Sự có mặt của HBeAg (+) chứng tỏ là bạn đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp. Tuy nhiên có những bệnh nhân mà nhiễm vi rút viêm gan B mang đột biến Precor đây là những bệnh nhân viêm gan B mạn có HBeAg (-)
  • Các chỉ số men gan ALT, AST: cho biết mức độ tổn thương gan do virus gây ra.

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì? 4
Máu ngoại vi được sử dụng làm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi B.

6. Cách lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HBV PCR (PCR đo tải lượng virus viêm gan B)

6.1 Cách lấy mẫu

  • Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm cho Bệnh nhân vào buổi sáng trước khi ăn
  • Huyết tương/huyết thanh có khả năng chống đông bởi EDTA
  • Dung lượng: 4ml

6.2 Bảo quản mẫu

Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ huyết tương/huyết thanh. Ly tâm và bảo quản mẫu trong 6 giờ kể từ sau thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ phòng. Nên tiến hành phân tích ngay sau khi lấy được mẫu bệnh phẩm vì trong thời gian bảo quản lâu có thể dẫn đến việc sai số trong kết quả PCR.

Trường hợp chưa thể phân tích xét nghiệm ngay, kể từ sau thời điểm lấy mẫu trên 6 giờ. Chuyển huyết tương/huyết thanh vào ống vô trùng có nắp đậy và lưu trữ và bảo quản mẫu ở tủ đông.

Ống lấy mẫu bệnh phẩm nếu có chất Heparin chống đông có thể khiến mẫu bệnh phẩm bị ức chế với phản ứng PCR.

6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HBV PCR

Dựa trên kết quả phân tích PCR đo tải lượng virus viêm gan B, bác sĩ sẽ có cơ sở để xác định đâu là trường hợp không cần sử dụng thuốc hay cần sử dụng thuốc ức chế virus. Đối với các sản phụ thì bác sĩ sản khoa sẽ có cơ sở để tiện lượng sự lây nhiễm bệnh từ mẹ truyền sang con để có kế hoạch dự Phòng thích hợp.

Tuy nhiên, phương pháp đo tải lượng virus viêm gan B qua kỹ thuật HBV-DNA PCR vẫn có thể sai số trong điều kiện lấy mẫu, bảo quản mẫu và quy trình thực hiện xét nghiệm không đúng. Điều này dẫn đến các bác sĩ không có các kết quả chính xác để có thể phân tích đúng bệnh cho bệnh nhân.

  • Video: Cận cảnh màn săn bắt chưa từng có trong thế giới động vật
  • Tại sao sao Kim gần Trái đất hơn nhưng con người lại thích khám phá sao Hỏa?
  • Kỹ thuật ảo giúp "mở khóa" bức thư niêm phong

Nguồn tin: khoahoc.tv