Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Thiên thạch tốc độ 60.900km mỗi giờ lao qua bầu trời

Thiên thạch tốc độ 60.900km mỗi giờ lao qua bầu trời
Thiên thạch sáng hơn trăng tròn tiến vào khí quyển Trái Đất, gần như biến đêm thành ngày ở một số nơi thuộc Brazil.

Thiên thạch sáng hơn trăng tròn tiến vào khí quyển Trái đất, gần như biến đêm thành ngày ở một số nơi thuộc Brazil.

Thiên thạch tốc độ 60.900km mỗi giờ lao qua bầu trời 1
Thiên thạch bay về hướng bắc với góc 44 độ so với mặt đất, đạt tốc độ 60.900km mỗi giờ.

Thiên thạch siêu sáng bay qua phía trên các bang Rio Grande do Sul và Santa Catarina hôm 1/10, theo tổ chức Mạng lưới Quan sát Thiên thạch Brazil (BRAMON). Các phân tích ban đầu cho thấy nó bắt đầu phát sáng ở độ cao khoảng 89,5 km ở vùng nông thôn phía đông thành phố Caxias do Sul.

Ở một số nơi thiên thạch bay qua, đêm gần như biến thành ngày trong chớp nhoáng. Nó cháy sáng trong khoảng 6 giây, vượt qua độ sáng của trăng tròn. Thiên thạch bay về hướng bắc với góc 44 độ so với mặt đất, đạt tốc độ 60.900km mỗi giờ. Cuối cùng, nó phát nổ ở độ cao 22km trên bầu trời thành phố Vacaria.

Thiên thạch thường là những mảnh sao chổi hoặc tiểu hành tinh bay vào khí quyển Trái đất và cháy sáng. Phần lớn chúng sẽ phân rã trong khí quyển nhưng một số mảnh vỡ có thể rơi xuống mặt đất. Những mảnh vỡ này mang lại nhiều thông tin khoa học hữu ích cho các nhà nghiên cứu.

Tháng trước, một thiên thạch tiến vào khí quyển Trái đất, xuống thấp hơn độ cao mà các vệ tinh nhân tạo đang hoạt động, sau đó trở lại không gian. Số thiên thạch di chuyển như vậy rất hiếm, chỉ xuất hiện vài lần một năm.

  • Những mùi hương khiến các loài rắn độc sợ hãi bỏ chạy
  • Cận cảnh muỗi hút máu người đến mức no vỡ bụng
  • 7 đặc điểm cho thấy con người chúng ta vẫn đang tiếp tục tiến hóa, nhưng nó không tốt đẹp như bạn nghĩ đâu

Nguồn tin: khoahoc.tv