Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Sự thật về ảnh bạch tuộc khổng lồ trên Google Maps

Sự thật về ảnh bạch tuộc khổng lồ trên Google Maps
Một tài khoản TikTok chia sẻ hình ảnh "bạch tuộc khổng lồ" trên Google Maps, nhưng đây thực chất là dàn phao chắn rác trên biển.

Một tài khoản TikTok chia sẻ hình ảnh "bạch tuộc khổng lồ" trên Google Maps, nhưng đây thực chất là dàn phao chắn rác trên biển.

Theo đó, tài khoản TikTok có tên 06****dangpha chia sẻ video quay lại ứng dụng bản đồ Google Maps. Khi phóng to vào khu bến thuyền thuộc vịnh Elliot tại Washington (Mỹ), cách đó 50m xuất hiện hình ảnh vật màu đỏ, được cho là xúc tu của một con bạch tuộc.

Sự thật về ảnh bạch tuộc khổng lồ trên Google Maps 1
Vị trí được cho là "bạch tuộc khổng lồ" trên Google Maps. (Ảnh: Chụp màn hình).

Đoạn video của tài khoản trên thu hút hơn 2,2 triệu lượt xem. Trong phần bình luận, một tài khoản ghi rằng đó là bạch tuộc khổng lồ, chiều dài 9m kèm lời cảnh báo "cẩn thận khi đến gần". Tên địa điểm thậm chí được đặt là The cracken, ám chỉ loài thủy quái trong truyền thuyết (tên chính xác là Kraken).

Tuy nhiên, hình ảnh trên không phải bạch tuộc khổng lồ như nhiều người nghĩ. Trên thực tế, đây là dàn phao dùng để chắn bùn rác, ngăn hydrocacbon tràn ra biển tại những nơi tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền.

Theo Fredzone, những chiếc phao được gắn lại với nhau tạo thành dàn phao kích thước lớn. Nếu tràn ra biển, dầu sẽ được dàn phao chặn lại, tập trung vào một nơi để tránh lan rộng, dễ dàng làm sạch.

Tại địa điểm trên Google Maps, dàn phao có thể đã bị gập, tạo ra hình dạng giống xúc tu khiến nhiều người lầm tưởng là bạch tuộc khổng lồ. Trong phần bình luận dưới video, chủ tài khoản cũng xác nhận đó là phao chắn rác.

Sự thật về ảnh bạch tuộc khổng lồ trên Google Maps 2
Thực chất, đó là dàn phao trên biển để chắn rác, ngăn dầu lan rộng. (Ảnh: Canatec).

Địa điểm The cracken trên Google Maps cũng sai sự thật. Dịch vụ này hỗ trợ tính năng thêm tên vị trí, nhưng cũng cho phép người dùng báo cáo nếu đó là vị trí sai, đặt tên không chính xác.

Đây không phải lần đầu hình ảnh kỳ lạ trên Google Maps tạo ra nhiều suy diễn. Năm 2019, hàng loạt người dùng chia sẻ hình ảnh máy bay MH370 bị mất tích của Malaysia xuất hiện trên đỉnh Bạch Mã (Việt Nam). Tuy nhiên, đây thực chất là một máy bay đang bay trên không thì được vệ tinh của Google chụp lại.

  • Phát hiện dòng máu loài người khác trong 6.169 người hiện đại
  • Dữ liệu cho thấy từ Thời Đồ đá tới nay, não con người đang teo nhỏ lại
  • Phát hiện "hành tinh giả thuyết": một Hải Vương Tinh hóa Trái đất

Nguồn tin: khoahoc.tv