Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Phát hiện loài khủng long cổ dài mới trên sa mạc khô cằn nhất thế giới

Phát hiện loài khủng long cổ dài mới trên sa mạc khô cằn nhất thế giới
Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch của một con khủng long Titanosaurus chưa từng được biết tới trên sa mạc khô cằn nhất thế giới.

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch của một con khủng long Titanosaurus chưa từng được biết tới trên sa mạc khô cằn nhất thế giới.

Phát hiện loài khủng long cổ dài mới trên sa mạc khô cằn nhất thế giới 1
Mô phỏng loài khủng long cổ dài mới được phát hiện ở Chile. (Ảnh: Reuters).

Loài mới được đặt tên là Arackar licanantay sống trong kỷ Phấn Trắng cách đây 66 - 80 triệu năm. Các nhà địa chất học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Chile do Carlos Arévalo dẫn đầu đã tìm thấy phần còn lại của sinh vật trên sa mạc Atacama ở phía tây dãy núi Andes, cách thành phố Copiapó 75 km về phía nam.

Atacama ngày nay là sa mạc khô cằn nhất hành tinh với cảnh quan chủ yếu là cát và đá, cùng hệ động thực vật nghèo nàn. Một số nơi thậm chí còn không có mưa trong suốt 100 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ mà Arackar licanantay sinh sống, khu vực này được cho là có thảm thực vật xanh tốt với nhiều loài dương xỉ, cọ và thực vật có hoa.

Theo mô tả trên tạp chí Science Direct, Arackar licanantay là một loài khủng long ăn cỏ có kích thước trung bình, dài từ 6 đến 8m. Nó có cổ và đuôi dài giống như hầu hết các loài Titanosaurus khác, nhưng phần lưng lại phẳng bất thường.

"Việc phát hiện một loài Titanosaurus ở phía tây của dãy Andes là rất hiếm. Trước đây chỉ có một số loài được tìm thấy ở Argentina và Brazil, xa hơn về phía đông", Arévalo nhấn mạnh.

Hóa thạch Arackar licanantay hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Chile, nhưng cơ sở này đang bị đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch.

  • "Cá mập Godzilla" 300 triệu năm tuổi được xác định là loài mới
  • Khủng long bạo chúa đi săn theo đàn như chó sói
  • Tìm thấy bộ xương chó 6.000 năm tuổi ở Saudi Arabia

Nguồn tin: khoahoc.tv