Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Phát hiện hóa thạch cực hiếm tiết lộ khủng long mỏ vịt mới

Phát hiện hóa thạch cực hiếm tiết lộ khủng long mỏ vịt mới
Các nhà cổ sinh vật học Nhật Bản tìm thấy phần còn lại của một con khủng long mỏ vịt đại diện cho một loài và chi hoàn toàn mới.

Các nhà cổ sinh vật học Nhật Bản tìm thấy phần còn lại của một con khủng long mỏ vịt đại diện cho một loài và chi hoàn toàn mới.

Theo báo cáo trên tạp chí Scientific Reports, sinh vật tiền sử được đặt tên là Yamatosaurus izanagii, dài khoảng 8 m và sống trong kỷ Phấn Trắng cách đây 71 - 72 triệu năm. Hóa thạch của chúng được khai quật tại hệ tầng Kita-ama trên hòn đảo Awaji ở phía nam Nhật Bản.

Phát hiện hóa thạch cực hiếm tiết lộ khủng long mỏ vịt mới 1
Mô phỏng khủng long Yamatosaurus izanagii. (Ảnh: Masato Hattori).

Yamatosaurus đại diện cho một chi hoàn toàn mới trong họ Hadrosaurid, bao gồm những con khủng long mỏ vịt - đặc trưng bởi chiếc mỏ rộng và dẹt - phân bố rộng khắp Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, Y. izanagii mới là loài Hadrosaurid thứ hai được biết đến ở Nhật Bản, bên cạnh Kamuysaurus japonicus được mô tả vào năm 2019. Phát hiện này bởi vậy có ý nghĩa rất quan trọng.

Trong khi hầu hết các loài khủng long Hadrosaurid có hàng trăm chiếc răng mọc khít nhau bên trong miệng, Y. izanagii có số lượng răng ít hơn nhiều và không có gờ phân nhánh trên bề mặt nhai, cho thấy nó đã tiến hóa để ăn thực vật khác. Bên cạnh đó, loài mới còn được phân biệt bởi sự phát triển của vai và chi trước, một bước tiến hóa để thay đổi cách di chuyển từ hai chân sang bốn chân.

Các giả thuyết trước đây cho rằng Hadrosaurid đã di cư từ Bắc Mỹ tới châu Á nhưng khám phá mới lại cho thấy điều ngược lại. Tác giả chính của nghiên cứu Anthony Fiorillo từ Đại học Southern Methodist của Mỹ giải thích thêm rằng những con khủng long mỏ vịt này rất có thể đã đi từ châu Á đến Alaska thông qua cây cầu đất liền Bering trước khi lan rộng ra khắp Bắc Mỹ.

Khi chúng đi qua Nhật Bản, quốc đảo này vẫn còn gắn liền với bờ biển phía đông của châu Á. Khoảng 15 triệu năm sau đó, rất lâu sau khi khủng long tuyệt chủng, hoạt động kiến tạo mới tách các hòn đảo ra xa đất liền.

"Cho đến nay, chúng ta mới biết rất ít về các loài khủng long sống ở Nhật Bản vào cuối kỷ Phấn Trắng. Việc phát hiện một loài Hadrosaurid mới sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống và giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách khủng long di cư giữa châu Á và châu Phi", đồng tác giả của nghiên cứu từ Yoshitsugu Kobayashi từ Bảo tàng Đại học Hokkaido của Nhật Bản nhấn mạnh.

  • Vì sao người châu Á lại ăn bằng đũa?
  • Xuất hiện giả thuyết mới về thảm họa Titanic
  • 267 "báu vật" hé lộ sự thật về 8 loài người bị xóa sổ ngoại trừ chúng ta

Nguồn tin: khoahoc.tv