Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


NASA công bố video quá trình ngôi sao bùng sáng và lụi tàn

NASA công bố video quá trình ngôi sao bùng sáng và lụi tàn
Các nhà khoa học tổng hợp ảnh chụp để tạo video về một siêu tân tinh trong thiên hà NGC 2525 cách Trái Đất 70 triệu năm ánh sáng.

Các nhà khoa học tổng hợp ảnh chụp để tạo video về một siêu tân tinh trong thiên hà NGC 2525 cách Trái đất 70 triệu năm ánh sáng.

NASA hôm 1/10 đăng lên website chính thức video về quá trình phát sáng rồi mờ dần của một siêu tân tinh - vụ nổ báo hiệu một ngôi sao tự hủy. Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh siêu tân tinh SN 2018gv trong thiên hà xoắn ốc NGC 2525 cách Trái đất 70 triệu năm ánh sáng. Họ sử dụng số ảnh này để tạo ra video time-lapse, rút gọn từ một năm quan sát xuống còn vài chục giây.

Nhà thiên văn nghiệp dư Koichi Itagaki phát hiện SN 2018gv giữa tháng 1/2018. Vài tuần sau, kính Hubble bắt đầu quan sát siêu tân tinh này. Siêu tân tinh là cột mốc giúp xác định khoảng cách của các thiên hà, dữ liệu thiết yếu để đo tốc độ mở rộng của vũ trụ.

Trong video, NGC 2525 ban đầu là một ngôi sao rực sáng ở rìa thiên hà NGC 2525. Nó thậm chí sáng hơn những ngôi sao sáng nhất của thiên hà này, sau đó bắt đầu mờ đi. "Không màn trình diễn pháo hoa nào trên Trái đất có thể sánh với siêu tân tinh này", Adam Reiss, chuyên gia tại Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian (STScI) và Đại học John Hopkins, nhận xét.

Loại siêu tân tinh trong video time-lapse xuất phát từ một sao lùn trắng trong hệ sao đôi, đang tích góp vật chất từ bạn đồng hành của mình. Khi đạt tới khối lượng nhất định, lõi của sao lùn trắng trở nên nóng đến mức tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, khiến nó biến thành một quả bom nguyên tử khổng lồ. Quá trình phát nhiệt dần dần phá hủy ngôi sao.

NASA công bố video quá trình ngôi sao bùng sáng và lụi tàn 1
Siêu tân tinh trong video time-lapse xuất phát từ một sao lùn trắng trong hệ sao đôi.

Những siêu tân tinh loại này có độ sáng cực đại bằng nhau nên được gọi là "nến tiêu chuẩn", đóng vai trò như thước đo của vũ trụ. Khi nắm được độ sáng thực sự của siêu tân tinh và quan sát nó trên bầu trời, các nhà thiên văn có thể tính toán khoảng cách của các thiên hà chứa chúng. Điều này cho phép họ đo tốc độ vũ trụ mở rộng. Trong 30 năm qua, kính Hubble đã giúp cải thiện đáng kể độ chính xác của quá trình đo đạc này.

  • Các nhà khoa học phát triển thuốc xịt mũi ngừa Covid-19
  • Vì sao con người có cảm giác sai lệch thời gian?
  • Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một lỗ đen nhỏ bằng đồng xu đột nhiên xuất hiện trên Trái đất?

Nguồn tin: khoahoc.tv