Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ

Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một loài kỳ giông có khả năng rất đặc biệt đó là nằm yên bất động trong suốt một thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một loài kỳ giông có khả năng rất đặc biệt đó là nằm yên bất động trong suốt một thời gian dài.

Olm hay proteus (Proteus anguinus) là một loài kỳ giông dưới nước trong họ Proteidae chính là sinh vật kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Các nhà khoa học từ Vương quốc Anh và Hungary đã phát hiện ra một loài kỳ nhông mù dưới nước (Olm) trong một hang động ở Bosnia và Herzegovina. Trong suốt quãng đời dài hơn 100 năm, chúng hầu như không ăn uống, di chuyển hoặc thậm chí là giao phối.

Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ 1
Loài kỳ giông đặc biệt ở Bosnia và Herzegovina có thể nằm yên bất động trong suốt 7 năm.

Theo nghiên cứu mới trên Tạp chí Động vật học, những con kỳ giông sống trong hang động ở Bosnia và Herzegovina đã nằm yên vị tại chỗ không nhúc nhích khi nó được quan sát tại cùng một vị trí trong 2.569 ngày.

Gergely Balázs, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Roland, Hungary và các đồng nghiệp đã nghiên cứu về loài vật này, kể từ năm 2010. Balázs và các thợ lặn đã liên tục lặn xuống vùng Gorica. Trong hang động Vruljak ở Rebinje, hàng chục con kỳ nhông trưởng thành với chiều dài cơ thể lớn hơn 20 cm đã được nghiên cứu thông qua phương pháp đánh dấu.

Proteus anguinus, còn được gọi là sa giông mù, kỳ nhông mù, là một loài lưỡng cư có chiều dài cơ thể từ 20 đến 30cm và chiều dài tối đa là 40cm, là sinh vật duy nhất của họ Proteus anguinus ở Châu Âu và là loài kỳ nhông hang động duy nhất ở Châu Âu..

Để tìm hiểu xem những con olm ít vận động như thế nào, các nhà nghiên cứu đã gắn thẻ và theo dõi tổng cộng 26 cá thể sống trong khu vực dài 350 mét của hang động Vruljak 1, giữa năm 2010 và 2018. Ít nhất 100 ngày trôi qua giữa mỗi lần kiểm tra, nhưng chỉ trong 10 lần một con olm được tìm thấy đã di chuyển hơn 10 mét với chuyển động 20 mét chỉ được ghi lại một lần.

Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ 2
Thời gian trung bình cho mỗi lần giao phối của chúng là 12, 5 năm.

Trung bình, các sinh vật di chuyển khoảng 5 mét trong một năm, mặc dù một cá thể siêu đã thay đổi hoàn toàn 38 mét chỉ trong 230 ngày.

Mặc dù không có mắt, nhưng olm có các giác quan hóa học, từ tính và âm thanh tốt, do đó, việc thiếu chuyển động của chúng có thể được liên quan với những khó khăn trong việc định hướng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con vật mù này sống trong bóng tối "Hanadu" ở vùng núi Bosnia và Herzegovina để thoát khỏi sự săn đuổi của những kẻ săn mồi, nhưng đòng thời chính điều này cũng khiến cho chúng gặp rất nhiều khó khăn để kiếm thức ăn và cuối cũng chúng đã lựa chọn tiến hóa theo cách giảm các hoạt động sống của mình xuống mức càng thấp càng tốt.

Để có thể sinh tồn trong môi trường thiếu thức ăn, loài kỳ nhông này phải làm chậm quá trình trao đổi chất và chỉ sống nhờ vào những con tôm và ốc nhỏ mà chúng vô tình bắt được - đây cũng là nguồn thức ăn duy nhất mà chúng có thể tìm kiếm được trong môi trường sống đó. Theo các nhà khoa học, quá trình trao đổi chất của loài Proteus anguinus diễn ra chậm đến mức tương đương với việc mỗi bữa ăn của chúng sẽ cách nhau khoảng 10 năm.

Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ 3
Quá trình trao đổi chất của loài Proteus anguinus diễn ra cực chậm, mỗi bữa ăn cách nhau 10 năm.

Tất nhiên, quá trình trao đổi chất chậm lại không phải là không có lợi, tuổi thọ của loài kỳ nhông mù này cũng có thể dài tới cả thế kỷ. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này cũng khá rõ ràng, loài kỳ nhông này rất khó thiết lập các mối quan hệ giao phối với nhau, bởi chúng gần như không di chuyển, nên cơ hội để chúng gặp gỡ nhau cũng rất khó. Theo tính toán của các nhà khoa học, thời gian trung bình cho mỗi lần giao phối của chúng là 12, 5 năm và có lẽ đây cũng là động lực duy nhất để chúng di chuyển hoặc có nhu cầu di chuyển. Vì vậy, bản chất cuộc sống của loài vật này không nằm ở sự chăm chỉ và hoạt bát, mà là ở sự điềm tĩnh và bất cần.

  • Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
  • Dùng chất nhầy từ da kỳ giông để làm keo phẫu thuật
  • “Kỳ diệu” toàn bộ quá trình hình thành kỳ giông từ… một tế bào

Nguồn tin: khoahoc.tv