Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Hàng vạn giảng viên đi coi thi

Hàng vạn giảng viên đi coi thi
Kỳ thi THPT QG 2017 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 22- 24/6 tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Kỳ thi do Sở GD&ĐT các tỉnh phối hợp với các trường đại học chủ trì. Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ huy động gần 42.000 cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đi coi thi tại 63 tỉnh thành.

Tuyển sinh ĐH 2017: Xử lý mạnh tay các trường vượt chỉ tiêu

Hơn 73.000 thí sinh dự thi chỉ có 1 điểm 10 toán

Trường Phổ thông Năng khiếu công bố điểm chuẩn

Hàng vạn giảng viên đi coi thi 1

Kiểm tra công tác tổ chức thi tại điểm thi trường THPT An Hải, Hải Phòng. Ảnh: Nghiêm Huê.

Ngày 20/6 tới, hàng ngàn cán bộ giảng viên thuộc các trường đại học tại TPHCM sẽ di chuyển hàng trăm km để làm nhiệm vụ coi thi, chỉ đạo và giám sát kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TPHCM, sau khi kết thúc công tác tập huấn, ngày 20/6, 230 cán bộ, giảng viên của trường sẽ phối hợp di chuyển lên Lâm Đồng để phối hợp với các trường ĐH Đà Lạt, CĐ Sư phạm Đà Lạt và Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng triển khai các công tác thi.

ThS Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM cho biết, năm nay trường được phân công phục vụ coi thi tại tỉnh Tây Ninh. Cụm thi này bố trí 15 điểm thi tại tám huyện và TP, trong đó hai huyện biên giới là Bến Cầu và Tân Biên, tổng số cán bộ trường phải huy động là 400 người. Theo ông Sơn, do có các điểm thi thuộc 2 huyện biên giới nên trường rất quan tâm đến khu vực này. 

Tương tự, các trường đại học khác cũng đang trong quá trình tiền trạm để chuẩn bị cho đợt “chuyển quân” coi thi sắp tới. Cụ thể, trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM huy động 294 cán bộ, giảng viên tham gia làm nhiệm vụ tại kỳ thi tại tỉnh Đăk Nông; trường ĐH Kinh tế TPHCM có 450 cán bộ, giảng viên của trường coi thi tại tỉnh Bình Phước; Trường ĐH Nông Lâm TPHCM huy động 530 cán bộ, giảng viên của trường sẽ tham gia coi thi tại 30/39 điểm thi tại Long An… TS Trần Đình Lý, trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết, Trường đang cử đoàn về khảo sát các điểm thi, chỗ ăn ở, đi lại lần cuối để bố trí cán bộ nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Trong khi đó, tại TPHCM mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi cũng đã sẵn sàng. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, năm nay toàn thành phố có 71.469 thí sinh ở 114 điểm rải đều ở khắp 24 quận, huyện. “Để phục vụ kỳ thi, TP đã huy động hơn 10.000 cán bộ, giảng viên, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi. Hiện các thầy cô đã được tập huấn, mọi công tác đã sẵn sàng phục vụ thí sinh”, ông Đạt nói.

Trực tiếp khảo sát thực địa

Ghi nhận tại khu vực phía Bắc, các trường ĐH đều đã sẵn sàng chuẩn bị lực lượng cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi. Ông Trần Khắc Thạc, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Thủy lợi cho biết năm nay, trường được Bộ GD&ĐT phân công về Thái Bình để phối hợp với Sở GD&ĐT của tỉnh để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Có trên 370 cán bộ, giảng viên được nhà trường phân công làm nhiệm vụ này. Cũng theo ông Thạc, Thái Bình là tỉnh đồng bằng, nên việc di chuyển của giảng viên về các điểm thi không khó khăn. Tất cả nơi nghỉ ngơi của các giảng viên đều đặt tại các nhà nghỉ, khách sạn của thị trấn của các huyện. Từ thị trấn di chuyển về các điểm thi không xa nên rất thuận lợi.

Còn tại Hải Phòng, năm nay, kỳ thi THPT quốc gia có sự phối hợp của ba trường ĐH đóng trên địa bàn tỉnh là ĐH Hàng hải, ĐH Hải Phòng và ĐH Y dược Hải Phòng. Thuận lợi của các trường là không phải di chuyển giảng viên sang tỉnh khác. Trong đó, ĐH Hải Phòng phối hợp với Sở GD&ĐT coi thi tại 7 điểm thi, ĐH Hàng hải là 6 điểm thi.

Còn tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho biết phối hợp với sở tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm nay ngoài các hai trường ĐH của tỉnh thì có sự tham gia của ĐH Sư phạm Hà Nội. Chính vì thế vấn đề ưu tiên đầu tiên là di chuyển các giảng viên của trường ĐH Sư phạm Hà Nội về Quảng Ninh.

Đồng thời, Sở cũng đã yêu cầu hiệu trưởng các trường là điểm thi, chủ yếu tập trung vào những nơi có đông khách du lịch như Móng Cái hay những nơi khó khăn như Đầm Hà để đặt phòng nhà nghỉ, khách sạn sớm cho các cán bộ, giảng viên làm công tác thi.

Về phía trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp cho biết, tổng số cán bộ của Trường được cử xuống Quảng Ninh là 383 người làm công tác phối hợp tổ chức thi tại 25 điểm thi.

Trong quá trình chuẩn bị, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT Quảng Ninh tập huấn cán bộ coi thi; Phân công cán bộ theo các điểm thi mà Sở yêu cầu; Khảo sát, chuẩn bị nơi ăn, ở cho cán bộ của Trường tại các điểm thi; Thống nhất phương án đưa đón cán bộ từ nơi ở đến điểm thi và ngược lại. 

Cả nước có 865.000 thí sinh dự thi ở 63 cụm thi với hơn 36.000 phòng thi. Để phục vụ công tác coi thi cần huy động gần 42.000 cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) phối hợp với Sở GD&ĐT các tỉnh, thành trên tinh thần một giảng viên “kèm” một giáo viên.

Hàng vạn giảng viên đi coi thi 2
Dùng công nghệ cao để gian lận: Điện thoại đội lốt đồng hồ, máy tính casio

Hiện nay có hai thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử phổ biến là máy tính bỏ túi và đồng hồ.

Bấm xem >>

----------------------------------------------------------------------------------------------------

TIN TỨC MỚI NHẤT VỀ KÌ THI TUYỂN SINH 2017 VÀ BỘ ĐỀ THI THỬ THPT ĐƯỢC CẬP NHẬT TẠI DIEMTHI.24H.COM.VN 

Nguồn tin: 24h