Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Cuộc chiến mã hóa iPhone: Nghi phạm thứ 3 và tin vui cho FBI

Cuộc chiến mã hóa iPhone: Nghi phạm thứ 3 và tin vui cho FBI
Dữ liệu trên chiếc iPhone 5C được mã hóa có thể giúp đưa ra câu trả lời liệu có hay không sự tham gia của một tay súng thứ 3 trong vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino.
  • Một cửa hậu cho iPhone: Liệu có khả thi?
  • Các nhóm xã hội ủng hộ Apple chống lại FBI
  • Cuộc chiến mã hóa iPhone: Apple đang nghịch dao?
  • Mở khóa iPhone: Chiến thắng đầu tay cho Apple
  • iPhone thế hệ mới sẽ khó bị hack hơn

Đó là thông tin được tờ New York Post đăng tải hôm 5/3 sau khi trích dẫn tài liệu khởi kiện do thẩm phán cấp quận San Bernardino là ông Michael Ramos gửi đến tòa án.

Cảnh sát trưởng khu vực San Bernardino Jarrod Burguan cho biết rằng nghi vấn về một kẻ tấn công thứ 3 đã dày vò các nhà điều tra dù rằng không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào hỗ trợ suy nghĩ của họ.

"Chúng tôi chưa bao giờ loại bỏ hoàn toàn suy nghĩ đó", ông Burguan nói, "Chúng tôi biết rằng chúng tôi có vài nhân chứng nói rằng họ đã thấy 3 tên... vài người nói 2, và vài người lại nói chỉ có 1. Hầu hết nhân chứng đều thấy 2, và tính đến thời điểm hiện tai thì hầu như chỉ nhắc đến 2 nghi phạm'.

Cuộc chiến mã hóa iPhone: Nghi phạm thứ 3 và tin vui cho FBI 1
Ảnh minh họa.

Dẫu thế, cảnh sát trưởng San Bernardino vẫn khẳng định các nhà điều tra sẽ dứt khoát tìm ra được câu trả lời, và rằng việc giải mã chiếc iPhone có thể giúp thực hiện mục tiêu đó.

Như đã đưa tin, Syed Rizwan Farook và vợ là Tashfeen Malik, đã nổ súng vào hôm 2/12 trong một buổi huấn luyên thường niên cùng các đồng nghiệp ở hạt San Bernardino.

Hai người này đã chết vài giờ sau đó trong một cuộc đọ súng với lực lượng cảnh sát địa phương.

Đã có tổng cộng 14 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng này, theo Reuters.

Trong đơn kiện gửi tòa án cấp liên bang, thẩm phán cấp quận San Bernardino Michael Ramos đã viện dẫn báo cáo từ 2 cuộc gọi đến 911 thông báo rằng có 3 thủ phạm trong suốt vụ tấn công vốn được cho là đẫm máu nhất nước Mỹ sau sự kiện 11/9/2001.

"Dữ liệu được lưu trữ toàn bộ trên chiếc iPhone thu giữ có thể cung cấp bằng chứng để xác định một đồng phạm chưa rõ danh tính", New York Post dẫn đơn kiện của thẩm phán Ramos cho biết.

Đơn kiện nói trên cũng đề nghị chiếc iPhone vốn thuộc quyền sở hữu của hạt/quận San Bernardino nhưng do Farook sử dụng có thể xem như "một mầm bệnh không gian mạng đang ở chế độ ngủ" có thể gây nguy hiểm cho hệ thống mạng của địa phương này.

Về phía mình, cảnh sát trưởng Burguan nói rằng chưa từng nghe qua giả thuyết này cũng như không am tường những vụ việc như vậy.

Chuyên gia bảo mật máy tính David Meltzer, người hiện là Giám đốc nghiên cứu tại hãng giải pháp bảo mật thương mại TripWire cho biết, về mặt kỹ thuật thì suy luận của thẩm phán Ramos là khả dĩ song.

Theo Meltzer, nếu một kỹ sư muốn cấy phần mềm độc hại vào mạng (máy tính hay viễn thông) của quận San Bernardino thì kỹ sư đó nhiều khả năng phải sử dụng máy tính để bàn hay laptop bởi sẽ dễ dàng hơn để tải về và thao tác mã độc trên hệ điều hành của máy tính.

Hành động của thẩm phán Ramos là 1 trong số nhiều hoạt động gia tăng áp lực lên trận chiến pháp lý căng thẳng giữa Apple và chính phủ Mỹ trước ngày 22/3, thời điểm diễn ra phiên điều trần tiếp theo giữa 2 bên trước tòa.

Tại phiên điều trần sắp tới, Apple được cho là đang tìm kiếm một phán quyết từ tòa án nhằm thu hồi một yêu cầu hãng này phải viết một ứng dụng để giúp FBI  "qua mặt" các tính năng bảo mật trên điện thoại iPhone.

Trước yêu cầu của tòa án ở bang California, phía Apple nói rằng việc giải mã chiếc iPhone 5C của nghi phạm Farook sẽ làm cho tất cả điện thoại iPhone khác trở nên mất an toàn hơn trước các cuộc tấn công trong tương lai.

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn