Tin giải trí khoa học

http://eneoia.com


Cuộc chiến mã hóa iPhone: Apple tiếp tục cứng giọng

Cuộc chiến mã hóa iPhone: Apple tiếp tục cứng giọng
Apple cho rằng những người sáng lập nước Mỹ chắc chắn sẽ phải thất kinh với việc Bộ Tư pháp yêu cầu hãng này mở khóa một chiếc iPhone được mã hóa.
  • Mỹ sắp buộc Apple cung cấp mã nguồn iOS
  • Cuộc chiến mã hóa iPhone: Sự đoàn kết của giới công nghệ Mỹ
  • Apple: FBI muốn hạ tấm chắn bảo vệ người dùng
  • Một cửa hậu cho iPhone: Liệu có khả thi?
  • Cuộc chiến mã hóa dữ liệu: Không chỉ nóng tại Mỹ

Apple đang đấu tranh chống lại một lệnh của tòa do Cục Điều tra Liên bang (FBI) xin được hồi tháng 2/2016 vốn buộc công ty này phải viết lại phần mềm để phá rào cản bảo vệ bằng passcode và cho phép tiếp cận chiếc điện thoại iPhone của Rizwan Farook , một trong hai tay súng gây ra vụ tấn công khủng bố tại thành phố San Bernardino, thuộc bang California, hồi tháng 12/2015.

Nhà sản xuất điện thoại iPhone hôm 15/3 nói rằng Quốc hội Mỹ đã từ chối trao cho Bộ Tư pháp nước này quyền ép Apple phải hỗ trợ, theo Reuters.

“Dù im lặng đôi khi là một dấu hiệu của ý định, đó là một câu chuyện khác khi Quốc hội Mỹ chủ động xem xét dự luật giải quyết một vấn đề chính sách lớn nhưng lại từ chối thực thi nó”, Apple viết trong bản tóm tắt hồ sơ cuối cùng trước thềm một cuộc đối đầu tại tòa vào tuần tới..

Theo Apple, chính phủ cũng tin rằng tòa án có thể ra lệnh cho các bên tư nhân “làm gần như bất cứ điều gì mà Bộ Tư pháp và FBI có thể nghĩ ra. Những người sáng lập nước Mỹ sẽ phải thất kinh”.

 

Cuộc chiến mã hóa iPhone: Apple tiếp tục cứng giọng 1
Ảnh minh họa.

Trong một tuyên bố, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ trông đợi việc ứng phó với những lập luận của Apple tại tòa.

“Như chúng tôi đã trình bày trong hồ sơ, Hiến pháp và ba nhánh của chính quyền liên bang nên được giao phó trách nhiệm cân bằng quyền riêng tư của một công dân và quyền của tất cả công dân được hưởng sự an toàn và công lý”, phát ngôn viên Emily Pierce nói, “Hiến pháp và luật pháp Mỹ không trao quyền đó cho một doanh nghiệp đơn lẻ”.

Apple và chính phủ Mỹ đã có nhiều cuộc đối đáp “nảy lửa” trong hồ sơ trình tòa liên quan đến vụ việc trong đó giới chức chấp pháp nói rằng vụ xả súng của Farook và vợ y, Tashfeen Malik, hồi tháng 12/2015 lấy cảm hứng từ các chiến binh Hồi giáo.

Lẽ đó, FBI muốn đọc dữ liệu trên điện thoại để xác định liệu cặp đôi này có mối liên lạc với các nhóm chiến binh hay không.

Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng việc Apple từ chối cho phép tiếp cận là một phần của “chiến lược tiếp thị” nhằm chứng minh cam kết của họ bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Đáp lại, giám đốc cao cấp của Apple là Robert Ferrini đã nộp bản tuyên bố tuyên thệ rằng Apple đã tạo ra gần 1.800 mẩu quảng cáo trên toàn thế giới kể từ khi cho ra mắt hệ điều hành iOS 8 vào tháng 10/2014, dẫn đến có khoảng 253 tỷ bản in trên toàn cầu.

“Trong những mẩu quảng cáo đó, không có một mẩu nào quảng cáo hay giới thiệu khả năng phần mềm của Apple ngăn chặn các yêu cầu của cơ quan thực thi pháp luật nhằm tiếp cận nội dung của các thiết bị do Apple sản xuất”, ông Ferrini nói.

Nhắc lại một số lập luận từ các hồ sơ trình tòa trước đó, Apple hôm 15/3 nói rằng lệnh tòa đã vi phạm quyền tự do ngôn luận bằng cách ép hãng này chế tạo phần mềm, và trái với mục đích của một văn bản luật được ban hành hồi năm 1994 có tên gọi CALEA vốn quy định việc chính quyền giám sát các mạng thông tin liên lạc.

Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Apple tạo ra một phiên bản hệ điều hành mới không có tính năng xóa dữ liệu trên một chiếc điện thoại iPhone sau khi có quá nhiều mật khẩu được nhập.

Trong hồ sơ trình tòa hồi tuần qua, chính phủ Mỹ đã đề nghị được trao thêm quyền tìm kiếm mã nguồn và chữ ký số . Nếu chính phủ có được mã đó, các chuyên gia nói rằng họ có thể tiếp cận vô số thiết bị, chứ không phải chỉ là chiếc điện thoại iPhone 5C của Farook.

Đáp lại chính phủ, Apple nói rằng “những ngụ ý về an ninh trầm trọng của hiểm họa đó chỉ làm nổi rõ sự hiểu lầm cơ bản của chính phủ hoặc sự coi thường đầy khinh suất đối với công nghệ đang là trọng tâm tranh cãi và những rủi ro an ninh ẩn sau đề nghị của họ”.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật phần mềm của Apple Craig Federighi nói rằng công ty của ông chưa bao giờ cung cấp cho bất kỳ chính phủ nào mã nguồn độc quyền của họ, theo bản tuyên bố tuyên thệ được trình lên tòa.

Như PC World Vietnam từng đưa tin, các hãng công nghệ hàng đầu như Google, Facebook và Microsoft và hơn 20 công ty khác đầu tháng 3 này đã nộp văn bản pháp lý ủng hộ Apple .

Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ nhận được sự ủng hộ của các nhóm thực thi pháp luật và sáu thân nhân của các nạn nhân vụ Bernardino.

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn