Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt

Thứ sáu - 15/06/2018 14:20
Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt được ví như câu chuyện kinh dị có thực trong đời thường, đáng sợ hơn nhiều so với bất kỳ siêu ma quái nào.

Tâm thần phân liệt được ví như câu chuyện kinh dị có thực trong đời thường, đáng sợ hơn nhiều so với bất kỳ siêu ma quái nào. Những người mắc phải căn bệnh này bị “khóa” hay “mắc kẹt” ngay chính trong cơ thể mình hoặc sống trong trạng thái “tự khủng bố”.

Những ca bệnh nổi tiếng từng được đề cập trong y văn thế giới

Louis Wain (1860-1939)

Họa sĩ người Anh nổi tiếng với những bức tranh nói về loài mèo, đặc biệt là mèo mắt to và mèo con. Khi về già, ông đã phải chịu đựng căn bệnh tâm thần phân liệt, sự hoang tưởng quá mức khiến Wain mất niềm tin vào đồng loại, căm ghét cả những người thân yêu, chuyển sang yêu quý loài mèo. Louis Wain sinh tại Clerkenwell, London. Cha ông là một nhà buôn hàng thêu dệt còn mẹ ông là người Pháp làm nghề nội trợ. Louis Wain đã dành cả cuộc đời để nuôi và vẽ tranh “ca tụng” về loài mèo mà không hề hay biết, phân mèo có chứa ký sinh trùng Toxoplasma gondii, gây ảo giác cho con người. Trong trường hợp của Louis, ảo giác được xem là triệu chứng của tâm thần phân liệt, ông miệt mài vẽ mèo ngay cả khi tâm trí của ông bắt đầu suy thoái.

Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt 1

Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt 2
Louis Wain và bức họa của ông khi đã mắc bệnh.

Mặc dù Louis Wain đang mắc bệnh nhưng ông không thể dừng công việc bởi gia đình có tới 5 người chị không lập gia đình phải sống dựa vào việc vẽ tranh nên sức khỏe của ông ngày càng tồi tệ. Chứng ảo giác của Louis Wain ngày thêm nặng nên tranh ông vẽ đã thể hệ khá rõ bệnh tình mà ông đang mắc phải. Ban đầu, những bức tranh của Wain thể hiện khá trung thực và sinh động về loài mèo, nhưng sau nó trở thành những bức họa của ảo giác, hay “kính vạn hoa màu sắc”. Trong nghệ thuật của Louis Wain, sự tan biến thực tại, thế giới thực dần dần trượt khỏi những bức họa mà một thời từng được ca ngợi. Đây là bằng chứng không thể phủ nhận do các triệu chứng tâm thần phân liệt không được điều trị gây ra.

Richard Sumner

Richard Sumner, nghệ sĩ vẽ phong cảnh nổi tiếng người Crosby, Merseyside (Anh) nhưng do mắc bệnh tâm thần phân liệt nên ông đã bỏ nhà đi vào rừng, tự còng tay vào một cái cây để quyên sinh. Sự bế tắc này của Sumner bắt nguồn từ căn bệnh tâm thần phân liệt từ năm 1984. Bệnh làm cho ông bất lực, không thể làm việc hoặc tham gia các hoạt động xã hội, phải sống dựa vào sự hỗ trợ của gia đình, Sumner coi đây là địa ngục. “Anh ấy ghét cay ghét đắng vì bị xem là ký sinh trùng”, Patricia Jones, một người em của Sumner nói về anh mình. Trầm cảm và kiệt quệ vì tâm thần phân liệt là gánh nặng cho gia đình, để giải thoát cho người thân, Sumner đã quyết định bỏ nhà vào rừng và tự còng tay vào thân cây.

Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt 3
Do mắc bệnh tâm thần phân liệt nên Richard Sumner đã quyên sinh bằng cách tự còng tay vào thân cây.

Với ý định quyên sinh, Sumner đã quyết định đi thật sâu rừng sâu, hy vọng không ai nhìn thấy và qua ba lần thử mới thành công. Sau khi còng tay vào thân cây, Sumner đã vứt chìa khóa đi, ra đi ở tuổi 47 năm 2002. Bộ xương của Sumner đã được tìm thấy sau khi gia đình báo mất tích 3 năm sau tại khu rừng hẻo lánh ở Clocaenog, Denbighshire hồi tháng 4 năm 2005 bởi một người phụ nữ tình cờ dắt chó lang thang trong rừng trông thấy. Theo nhà nghiên cứu bệnh học ở Bộ nội vụ Anh, Brian Rogers thì Sumner là một người đàn ông thông minh, dũng cảm bởi thực tế còng tay vào cây không thể chết nhanh nhưng do quẫn trí ông đã quyết tâm thực hiện ý định của mình. Rất có thể Sumner đã thay đổi ý định, nhưng không thực hiện được do chìa khóa ném đi quá ra. “Rất có thể Sumner đã uống thuốc quá liều nên hành động một cách quả quyết. Sumner là một người đàn ông tài năng, quyết đoán, một khi cảm thấy thất vọng vì bệnh tật nên không muốn làm phiền những người xung quanh”, Brian Rogers phân thích thêm.

Vince Li

Đây là ca tâm thần phân liệt kinh hoàng, nổi tiếng khắp thế giới, chuyển từ bệnh tâm thần phân liệt sang hành động ăn thịt người ngay trên xe buýt. Vince Li, 43 tuổi, người Trung Quốc, nhập cư vào Canada đã chặt đầu và ăn thịt một hành khách trên xe buýt trước sự chứng kiến kinh hoàng của những hành khách khác, tưởng nạn nhân là người ngoài hành tinh. Chuyện bắt đầu vào hôm 30/7/2008, lúc đó Tim McLean, 22 tuổi đi trên xe buýt Greyhound thuộc tuyến cao tốc vắng vẻ cách Winnipeg 90 km. Do ngồi cạnh Li nên Tim McLean đã bị đâm nhiều nhát cho đến chết, sau đó còn bị cắt đầu, mũi, lưỡi và một cái tai trước sự chứng kiến của người đi đường.

Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt 4

Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt 5
Vince Li và nạn nhân Tim McLean

Theo tài liệu cảnh sát công bố tại tòa thì Li có vẻ đã ngửi, rồi sau đó ăn những phần thi thể của Tim McLean, đặc biệt còn liếm máu ở cả hai tay nạn nhân. Trong một cuộc phỏng vấn với các nhà chức trách, Li nói từ năm 2004, ông ta đã nghe được tiếng nói của Chúa trời “Có một giọng nói rằng tôi là câu chuyện thứ ba của Kinh thánh, là một tái sinh thứ hai của Jesus và muốn cứu mọi người khỏi một cuộc tấn công của người ngoài hành tinh. Tuy rất sợ nhưng tôi đã giết người đó vì tin rằng họ từ hành tinh khác đến, bây giờ tỉnh rồi tôi không còn tin nữa”, Vince Li trả lời trước báo giới.

Tâm thần phân liệt, căn bệnh “kinh dị” có thực trong đời thường

Theo Bách khoa thư mở (WP), tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các hưởng ứng cảm xúc điển hình. Các triệu chứng thường gặp gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội. Chỉ những tác động nhỏ cũng đủ khiến cho người bệnh mất đi ý thức, lo sợ, hoảng loạn, giận dữ.... nên có những hành vi thiếu kiểm soát. Người bệnh không thể kiểm soát được bản thân, rối loạn suy nghĩ, vô cảm và thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Bệnh gây rối loạn các chức năng xã hội và ảnh hưởng lớn đến công việc. Tỉ lệ mắc bệnh ở người trẻ trưởng thành khoảng 0,3 - 0,7%. Chẩn đoán thường dựa trên quan sát hành vi và những cảm nhận do người bệnh thuật lại.

Bí ẩn thế giới những người mắc bệnh tâm thần phân liệt 6
Não của bệnh nhân tâm thần phân liệt (trái) so với não người khỏe mạnh

Các yếu tố cấu thành bệnh rất đa dạng, bao gồm di truyền, sử dụng ma túy, môi trường sống đầu đời, tâm lý và diễn biến xã hội. Một số loại thuốc kích thích và thuốc được kê đơn cũng cho là nguyên nhân hoặc khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như người mẹ đang mang thai bị virút xâm nhập, do di truyền, hay bị những chấn thương tâm lý, hoặc cả cấu trúc bất thường của não. Bệnh không chỉ liên quan đến não mà còn liên quan đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Qua nghiên cứu cho thấy, số lượng tế bào não và hoạt động của não bộ người mắc tâm thần phân liệt ít hơn so với người bình thường. Sự giảm thiểu kích thước não còn phát sinh trình trạng kiểm soát ngôn ngữ không được bình thường. Ngoài ra, còn phải kể đến môi trường ống, áp lực tác động lên tâm sinh lý, khiến bệnh tình trầm trọng hơn, nhất là nhóm người đã có sẵn gen gây bệnh.

Về điều trị chủ yếu là dựa vào thuốc như Thorazine, Hadol, Clorazil, Risperdal, Zyprexa, Seroqul và Solian.... Bệnh này không thể điều trị được dứt điểm nên người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc đúng liều và đều đặn, nếu không sẽ tái phát nặng hơn, như ba một số trường hợp đề cập ở trên. Việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ khó lường như cứng cơ miệng và cơ mặt, lưỡi thè ra, tứ chi co thắt, hệ thần kinh bị ảnh hưởng, phát sinh run rẩy, cứng cơ, kích động, hoặc có những dáng điệu kỳ dị mà người bệnh không thể kiểm soát được. May mắn thay, một số thuốc thế hệ mới đã khắc phục được các tác dụng phụ này như Clorazil, Risperdal, Zyprexa, Seroqul và Solian.

Ngoài ra tư vấn tâm lý cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chuyên môn có thể tư vấn, huấn luyện những kỹ năng cần thiết để quản lý bệnh hiệu quả. Phương pháp nhận thức hành vi được xem là hiệu quả giúp cải thiện tâm tính, chỉnh sửa lại những suy nghĩ méo mó về bản thân và mối quan hệ với cộng đồng cũng như môi trường xung quanh.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 346
  •   Máy chủ tìm kiếm 156
  •   Khách viếng thăm 190
 
  •   Hôm nay 61,803
  •   Tháng hiện tại 1,053,386
  •   Tổng lượt truy cập 127,445,590