Oxy từ Trái đất có thể làm rỉ sắt trên Mặt trăng

Thứ bảy - 05/09/2020 09:55
Oxy từ Trái đất có thể làm rỉ sắt trên Mặt trăng Oxy từ Trái đất có thể làm rỉ sắt trên Mặt trăng

Gió Mặt Trời thổi oxy từ khí quyển Trái Đất tới Mặt Trăng, phản ứng với sắt và tạo nên khoáng vật hematite. ​​​​​​​

Gió Mặt trời thổi oxy từ khí quyển Trái đất tới Mặt trăng, phản ứng với sắt và tạo nên khoáng vật hematite.

Các nhà thiên văn phát hiện hematite ở nơi có vĩ độ lớn trên bề mặt Mặt trăng, chủ yếu nằm ở phía gần Trái đất, IFL Science hôm 2/9 đưa tin. Điều này khiến họ cho rằng có thể oxy trên Trái đất đã bay tới đó và tạo nên hematite. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Advances.

Oxy từ Trái đất có thể làm rỉ sắt trên Mặt trăng 1
Các nhà khoa học phát hiện hematite (màu đỏ) trên Mặt trăng. (Ảnh: IFL Science).

Hematite là một loại sắt oxy hóa. Về mặt hóa học, nó khá giống với rỉ hình thành khi sắt phản ứng với oxy trên Trái đất. Khác với hành tinh xanh, Mặt trăng hoàn toàn không có oxy. Vì thế, toàn bộ sắt trên Mặt trăng phát hiện nhờ những quan sát từ xa và sắt trong mẫu vật mà các tàu Apollo thu được đều nguyên vẹn.

Việc phát hiện hematite khiến nhóm nhà khoa học ngạc nhiên. "Giả thuyết của chúng tôi là hematite hình thành do sắt trên bề mặt Mặt trăng bị oxy hóa bởi oxy từ tầng khí quyển trên cao của Trái đất. Gió Mặt trời liên tục thổi oxy tới bề mặt Mặt trăng, khi thiên thể này nằm trong đuôi từ quyển của Trái đất suốt vài tỷ năm qua", tác giả nghiên cứu Shuai Li, tiến sĩ tại Viện Địa vật lý và Khoa học Hành tinh Hawaii, cho biết.

Công cụ Lập bản đồ Khoáng vật Mặt trăng (M3) gắn trên tàu vũ trụ Ấn Độ Chandrayaan-1 giúp Li cùng các đồng nghiệp quan sát hematite. Trước đó, ông cũng từng phát hiện dấu tích băng trên các vùng cực Mặt trăng nhờ M3, công cụ do NASA phát triển.

Nhóm nghiên cứu liên hệ những quan sát mới với phát hiện của tàu vũ trụ Nhật Bản Kaguya về quá trình oxy từ tầng khí quyển trên cao của Trái đất bị gió Mặt trời thổi tới bề mặt Mặt trăng. Việc một lượng nhỏ hematite xuất hiện ở phía xa của Mặt trăng (phía không quay về Trái đất) cho thấy có thể băng cũng gây ra ảnh hưởng nào đó.

"Phát hiện mới sẽ thay đổi hiểu biết của chúng ta về vùng cực Mặt trăng. Trái đất cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình bề mặt Mặt trăng tiến hóa", Li kết luận. Nhóm nghiên cứu hy vọng Artemis, nhiệm vụ đưa con người trở lại Mặt trăng trong tương lai, sẽ thu thập mẫu đá ở các vùng cực để phân tích chi tiết, giúp họ xác nhận phát hiện mới về hematite.

  • Kinh ngạc khoảnh khắc cá voi chui ra từ bụng mẹ
  • Bí ẩn khuôn mặt làm bằng gốm có sừng 7.000 năm tuổi ở Ba Lan
  • Công dụng tuyệt vời của mật ong đối với sức khỏe và làm đẹp

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 57
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 53
 
  •   Hôm nay 17,381
  •   Tháng hiện tại 528,480
  •   Tổng lượt truy cập 128,146,719