Những câu hỏi xoay quanh vụ thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung

Thứ ba - 20/06/2017 09:48
Những câu hỏi xoay quanh vụ thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung Những câu hỏi xoay quanh vụ thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung

Tại sao phải chụp ảnh chân dung trong khi CMND đã có ảnh, thuê bao trả sau có cần chụp ảnh hay không,… là thắc mắc của nhiều người.

Đăng ký thông tin sai, thuê bao di động sẽ bị khóa

Chuyển đổi thuê bao di động: Người dân có 2 năm để chuẩn bị

Cắt liên lạc thuê bao phát tin nhắn rác

Những câu hỏi xoay quanh vụ thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung 1

Chủ một thuê bao di động đang đăng ký lại thông tin và chụp ảnh chân dung tại cửa hàng VinaPhone

Liên quan tới quy định chủ các thuê bao di động phải bổ sung thêm ảnh chân dung để không bị khóa SIM, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã giải đáp cụ thể những câu hỏi, thắc mắc của người dùng di động.

Tại sao phải chụp ảnh chân dung trong khi CMND đã có ảnh?

Việc ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân vẫn cần thu thập các thông tin gắn liền với một người cụ thể như vân tay hay ảnh chụp như vậy là cần thiết để xác định một giao dịch là có thật, bởi ảnh chụp giấy tờ tùy thân của thuê bao trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp có thể làm giả, có thể được lấy của người này gắn cho người khác mà vô cùng khó để kiểm soát.

Ảnh chụp người trực tiếp đến giao dịch sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện, tránh được tình trạng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố tình sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký thông tin thuê bao cho thuê bao khác (mà cá nhân đó không biết) trong khi doanh nghiệp chưa có đủ công cụ để phát hiện, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 49/2017/NĐ-CP đã bỏ quy định về giới hạn số lượng SIM/người.

Có phải chụp ảnh mới khi làm thêm SIM mới?

Cá nhân đăng ký SIM lần nào sẽ chụp ảnh lần đó. Nếu không thực hiện như vậy thì nhân viên giao dịch hoàn toàn có thể dùng CMND của người này để đăng ký cho số điện thoại của người khác, dẫn tới khó kiểm soát.

Thuê bao di động chính chủ có cần chụp ảnh hay không?

Doanh nghiệp có 12 tháng kể từ ngày Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực (24/4/2017 - 24/4/2018) để rà soát cơ sở dữ liệu của mình, thông báo cho các chủ thuê bao có thông tin sai quy định đến đăng ký lại, trong đó có việc chụp ảnh.

Đối với các thuê bao mà doanh nghiệp có căn cứ xác định là thông tin đã chính xác, ví dụ thuê bao trả sau thì không cần đăng ký lại thông tin nhưng vẫn phải bổ sung ảnh chụp và các thông tin cần thiết khác, và doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về điều đó. Chủ các thuê bao này có thể tới trực tiếp các điểm giao dịch của nhà mạng để chụp, bổ sung thêm ảnh, hoặc gửi ảnh từ xa cho nhà mạng (cách thức gửi và nhận ảnh tùy từng nhà mạng triển khai).

Với trường hợp của trẻ em chưa đủ tuổi đứng tên hợp đồng hay người già thì sao?

Cá nhân được thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho con đẻ hoặc con nuôi dưới 14 tuổi và những người thuộc quyền giám hộ của mình theo quy định của pháp luật, nghĩa là trẻ em hoặc người già có thể được bố mẹ hoặc con mình giao kết hợp đồng giúp. Đặc biệt, Nghị định cho phép các doanh nghiệp ngoài việc thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố định như truyền thống thì có thể cung cấp dịch vụ lưu động để phục vụ tốt và nhanh hơn cho người dân. Doanh nghiệp có thể triển khai các điểm lưu động tại các khu dân cư đông người, toàn nhà chung cư, ủy ban nhân dân xã phường, trường học, bệnh viện, chợ phiên,…

Ai đảm bảo tính bảo mật của hình ảnh đã chụp?

Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn và bí mật thông tin thuê bao, trong đó có ảnh chụp. Trách nhiệm này đã được quy định trong Nghị định 49/2017/NĐ-CP, trong Luật An toàn thông tin mạng và trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Doanh nghiệp viễn thông nếu tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thống sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng; nếu mua bán hoặc trao đổi thông tin cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng. Và tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung chính chủ (nguồn: VTV)

Những câu hỏi xoay quanh vụ thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung 2
Khi nào thuê bao di động thiếu ảnh chân dung bị thu hồi?

Thông tin thuê bao di động giờ đây phải bổ sung thêm “ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng”.

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 209
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 206
 
  •   Hôm nay 9,537
  •   Tháng hiện tại 1,071,145
  •   Tổng lượt truy cập 127,463,349