Nhạc cụ này của Việt Nam là "thủy tổ" nhạc cụ thế giới?

Thứ hai - 27/03/2017 15:03
Nhạc cụ này của Việt Nam là "thủy tổ" nhạc cụ thế giới? Nhạc cụ này của Việt Nam là "thủy tổ" nhạc cụ thế giới?

Khác với nhiều nơi chỉ dùng đá làm công cụ gõ nhịp tương tự như trống, những bộ đàn đá của người xưa ở Việt Nam được đẽo gọt và có âm thanh là nốt nhạc chuẩn.

Cụ ông Trung Quốc chế 1.200 nhạc cụ từ rác thải

Mỹ: Tìm được ví mất sau 8 năm, sốc khi mở ra thấy ruột

“Ma trận” đường hầm bí ẩn dưới lòng thành phố Anh

Nhạc cụ này của Việt Nam là "thủy tổ" nhạc cụ thế giới? 1
Bộ đàn đá Khánh Sơn tại Khánh Hòa 

Theo trang Ancient Origins, tháng 2.1949 tại Ndut Lieng Krak, tỉnh Đắk Lắk, chiếc đàn đá đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam. 10 trong số 11 phiến đá vẫn nguyên vẹn.

Nhà dân tộc học Pháp Georges Condiminas, người phát hiện ra cổ vật chưa rõ chúng có tác dụng gì, nhưng chắc chắn nó đóng vai trò nào đó, nên ông đã xin phép những người Mnong mang các phiến đá về Paris nghiên cứu thêm.

Nhạc cụ này của Việt Nam là "thủy tổ" nhạc cụ thế giới? 2
Một bộ đàn đá hoàn chỉnh 

Trong phòng thí nghiệm của Bảo tàng Nhân học giữa thủ đô nước Pháp, ông vô tình gõ lên mặt đá và phát hiện ra âm thanh tròn trịa. Một tư liệu khác cho rằng nhà âm nhạc học Pháp Andre Schaeffner mới có công này, sau khi ông để ý thấy dấu hiệu gọt đẽo để tạo ra các nốt nhạc. Nhờ đó, các phiến đá được sắp xếp đúng thứ tự.

Bộ đàn được xác định là nhạc cụ thời tiền sử đầu tiên trên thế giới được tìm thấy, có niên đại khoảng 3.000 năm.

Kể từ đó, vô số bộ đàn đá được khai quật nhiều nơi tại Việt Nam, như ở Khánh Hòa hay bộ lớn nhất là 20 phiến ở Lâm Đồng năm 2003. đóng góp thêm vào bộ sưu tập 200 bộ trên toàn thế giới. Đây là nhạc cụ khá mới mẻ với phương Tây nhưng nó đã nằm trong văn hóa những bộ lạc thiểu số từ rất lâu.

Nhạc cụ này của Việt Nam là "thủy tổ" nhạc cụ thế giới? 3
Đàn đá treo kiểu chuông gió của người Ethiopia 

Trong suy nghĩ của đại đa số, thì đá là nguyên liệu bất khả thi để làm nhạc cụ. Nhưng theo cuốn "Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật", tác giả Neil MacGregor, giám đốc bảo tàng Anh quốc lập luận rằng đối với người tiền sử chỉ biết đục đẽo công cụ, thì đương nhiên đá là lựa chọn đầu tiên. 

Tại châu Phi hay Ấn Độ, các phiến đá chỉ phát ra âm thanh ngẫu nhiên và đóng vai trò là công cụ gõ nhịp tương tự như trống trong các buổi cúng tế. Tuy nhiên những bộ đàn hoàn chỉnh được đẽo gọt và có âm thanh là nốt nhạc chuẩn thì chỉ có ở Việt Nam. Vì vậy, ông kết luận rằng đàn đá đã tạo những bước đầu tiên, ở đây là nốt nhạc, làm cơ sở cho các nhạc cụ sau này.

Tới thế kỷ trước, ở Anh cũng rộ lên phong trào làm và chơi đàn đá. Còn hiện tại, âm thanh từ đàn đá đang được nhiều nhạc sĩ sử dụng trong sáng tác. Họ hy vọng rằng nhờ đó mà tác phẩm của mình trở nên độc đáo và khác biệt với thị trường. Đáng chú ý nhất trong đó là một tác giả Mỹ đã chỉ huy dàn nhạc phương Tây hòa tấu với đàn đá tại hồ Victoria, Uganda. 

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 234
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 228
 
  •   Hôm nay 51,565
  •   Tháng hiện tại 1,043,148
  •   Tổng lượt truy cập 127,435,352