Hai mặt của chính sách ông Trump

Thứ bảy - 19/05/2018 22:49
Hai mặt của chính sách ông Trump Hai mặt của chính sách ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thể hiện 2 mặt tương phản trong chính sách đối ngoại của mình.

Một mặt, ông dự kiến gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và hứa hẹn kiến tạo hòa bình dù trước đó giữa 2 bên chỉ có tranh cãi và bất đồng. Mặt khác, ông chủ Nhà Trắng quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và mang thế giới đến gần xung đột hơn.

Thỏa thuận Iran đã giúp ngăn chặn mọi khả năng nước này phát triển vũ khí hạt nhân trong 10 năm hoặc lâu hơn nhưng ông Trump vẫn gọi văn kiện này là "kinh khủng" và muốn "chỉnh sửa" nó. Trong khi đó, Triều Tiên tỏ ý sẽ đánh đổi vũ khí hạt nhân lấy một hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt chiến tranh và lời cam kết không tấn công từ Mỹ.

Dựa vào thái độ của ông Trump đối với những cam kết Mỹ dành cho Iran trước đó và sự hiện diện của ông John Bolton trong vai trò cố vấn an ninh quốc gia, bất kỳ lời hứa nào của Washington cũng không có giá trị bằng thông điệp 140 ký tự họ viết trên mạng xã hội Twitter. Thật khó tưởng tượng Triều Tiên sẽ tin vào bất kỳ cam kết nào từ chính quyền ông Trump.

Hai mặt của chính sách ông Trump 1

Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton (bìa phải) được cho là ủng hộ mạnh mẽ chuyện thay đổi chế độ ở IranẢnh: THE NEW YORK TIMES

Kết quả tốt nhất từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới là ông Trump quyết định để 2 miền Triều Tiên tự giải quyết vấn đề của họ. Với Mỹ, Triều Tiên là một nước xa xôi và thật khó tìm ra người nào ở Lầu Năm Góc ủng hộ chiến lược thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng bằng quân sự. Sau một cuộc gặp thành công khiêm tốn với ông Kim Jong-un, ông Trump có lẽ sẽ không còn để ý gì đến vấn đề Triều Tiên.

Iran lại là câu chuyện khác. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ông John Bolton là những người ủng hộ mạnh mẽ chuyện thay đổi chế độ ở Tehran. Trong khi đó, ông Trump dường như tin rằng cách duy nhất sửa chữa thỏa thuận hạt nhân nói trên là "chỉnh sửa" chính Iran. Một cuộc chiến với Iran sẽ là thảm họa. Nga và Trung Quốc có thể ra tay hỗ trợ đồng minh này trong lúc Ả Rập Saudi đứng về phía Israel và Mỹ.

Một kịch bản như thế khiến xung đột không chỉ bao trùm Trung Đông mà còn có thể dễ dàng lan rộng ra bên ngoài. Khi đó, ông Trump có lẽ mới nhận ra tầm quan trọng của việc đạt thỏa thuận phi hạt nhân hóa với một Iran có vũ khí hạt nhân.

John Feffer, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu chính sách (Mỹ)

Theo Người lao động

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 274
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 273
 
  •   Hôm nay 16,340
  •   Tháng hiện tại 1,077,948
  •   Tổng lượt truy cập 127,470,152