Sinh viên Kinh tế “bày kế” giúp “ô sin” tăng thu nhập

Thứ sáu - 16/01/2015 08:55
Sinh viên Kinh tế “bày kế” giúp “ô sin” tăng thu nhập Sinh viên Kinh tế “bày kế” giúp “ô sin” tăng thu nhập

Dân trí Để có thu nhập cao và công việc ổn định, việc đầu tiên công việc của người giúp việc hay còn gọi là “ô sin” phải có thái độ lễ phép, nghiêm túc, kỷ luật, không có hành vi cười đùa quá trớn, không tham gia vào việc gia đình của chủ nhà, không phát ngôn bừa bãi, có ý thức tiết kiệm cho chủ nhà, có thái độ tiếp thu khi chủ nhà góp ý…

Với đề tài “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn TP.Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề”, nhóm sinh viên Trần Minh Trang, Đỗ Mỹ Linh, Nguyễn Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Anh và cô giáo hướng dẫn - TS. Trần Thị Hồng Việt, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã vinh dự đạt giải Nhất (trong số 11 giải Nhất) của Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2014.

Sinh viên Kinh tế “bày kế” giúp “ô sin” tăng thu nhập 1
Nghề giúp việc- cơ hội việc làm rất lớn! (Ảnh: Báo Giao thông Vận tải)

11 kỹ năng giúp người giúp việc tăng thu nhập!

Ở Việt Nam, giúp việc gia đình hay còn gọi là “ô sin” đang dần trở thành một nghề chính thức. Giúp việc gia đình ở các đô thị lớn như Hà Nội đã trở thành một thị trường làm việc hấp dẫn đối với nhiều phụ nữ nông thôn. Các hộ gia đình thành thị ngày nay coi lao động giúp việc gia đình như một nhu cầu thiết yếu, giúp cho người vợ người mẹ trong gia đình giảm bớt gánh nặng, đồng thời nó cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn.

“Tuy nhiên nguồn cung cấp nhân lực cho dịch vụ giúp việc gia đình hầu hết là phụ nữ và trẻ em nghèo nông thôn với trình độ học vấn chưa cao. Các chủ sử dụng lao động hầu hết tìm lao động giúp việc gia đình qua quan hệ cá nhân, vì vậy người lao động gần như không được đào tạo về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi làm nghề giúp việc. Chính vì vậy, chúng em đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn TP Hà Nội - Ngụ ý cho đào tạo nghề” - sinh viên Trần Minh Trang cho biết.

Minh Trang cho hay, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm đã khảo sát là 120 người sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua kết quả khảo sát, cho thấy, người lao động coi mức lương là một yếu tố để tạo động lực cho công việc của họ. Phụ thuộc vào việc mức lương của họ ở mức độ nào (ít hay nhiều) mà họ cố gắng làm tốt hay không tốt bằng công việc của họ.

Sinh viên Đỗ Mỹ Linh cho rằng, năng lực của người lao động quyết định phần lớn cơ hội có việc làm của họ. Tuy nhiên, việc đo lường những yếu tố này rất khó, nếu có thì cũng không chính xác vì trong tổng số lao động giúp việc gia đình hơn 80% là nữ; hơn 60% ở độ tuổi 30-50; 80% là ở nông thôn ra, 74% trước đây làm nghề nông và tốt nghiệp Trung Học Cơ Sở và gần 60% qua họ hàng giới thiệu đến người sử dụng lao động… Dù lao động trong lĩnh vực nào của nghề giúp việc gia đình, người giúp việc cũng cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung về thái độ làm việc như có trách nhiệm, thật thà trung thực, tôn trọng chủ nhà…

Do vậy, để chủ nhà tin tưởng và có thể tăng lương, người giúp việc cần có những yếu tố: Thật thà, trung thực; lễ phép, nghiêm túc, kỷ luật, không có hành vi cười đùa quá trớn, không tham gia vào việc gia đình của chủ nhà, không phát ngôn bừa bãi, có ý thức tiết kiệm cho chủ nhà, có thái độ tiếp thu khi chủ nhà góp ý, tận tâm với công việc, không “đứng núi này trông núi nọ”, dám chịu trách nhiệm, có ý thức ăn ở sạch sẽ, gọn gàng, sống hòa đồng với hàng xóm, không gây xích mích, cãi cọ.

Sinh viên Minh Trang cho hay, cũng qua khảo sát cho thấy, có 3 khoảng cách lớn nhất giữa người giúp việc và chủ nhà là kiến thức về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, các bệnh lý cơ bản thường gặp ở người già, và kiến thức căn bản về sơ cứu và cấp cứu, kỹ năng là sử dụng các đồ điện tử và thiết bị hiện đại, kỹ năng sơ cứu vết thương; kỹ năng thương thuyết và mua sắm, đặc biệt là ý thức tiết kiệm cho chủ nhà và ý thức dám chịu trách nhiệm.

Sinh viên Kinh tế “bày kế” giúp “ô sin” tăng thu nhập 2
Với đề tài nghiên cứu về việc làm của Người giúp việc, nhóm sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân và giáo viên hướng dẫn đã đạt Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2014.

Thành lập Trung tâm đào tạo nghề cho Người giúp việc

Ở Việt Nam, giúp việc gia đình đang dần trở thành một nghề chính thức. Nghị định số 27-NĐCP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình đã có hiệu lực.Như vậy, ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang có một nhu cầu cấp thiết về đào tạo một cách bài bản để nâng cao năng lực làm việc cho lực lượng lao động giúp việc gia đình.

Tuy nhiên tại Hà Nội chưa có nhiều quan tâm nghiên cứu thích đáng về lĩnh vực này, đặc biệt là những nghiên cứu đánh giá cụ thể về trình độ năng lực hiện tại của lao động giúp việc gia đình nhằm cung cấp các dữ liệu về nhu cầu đào tạo cho các trường dạy nghề hoặc trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Sinh viên Nguyễn Nguyệt Minh cho biết, nguyên nhân của sự hạn chế trong năng lực làm việc của người lao động giúp việc trên địa bàn thành phố Hà Nội là lao động giúp việc chưa được tiếp cận nhiều với việc đào tạo bài bản về công việc giúp việc gia đình. Chưa có sự giao thoa giữa mong đợi của người sử dụng và nhận thức, đánh giá của người lao động về năng lực của mình. Quan niệm chưa đúng đắn của xã hội về công việc giúp việc gia đình. Các yếu tố về quyền lợi của lao động giúp việc chưa được đảm bảo. Chủ nhà khi tuyển chọn lao động giúp việc không có sự lựa chọn, đánh giá kỹ càng.

Do đó, nhóm sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã đề xuất: Cần thành lập các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động giúp việc gia đình, trung tâm sẽ là nơi đứng ra tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động giúp việc về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có khi tham gia hoạt động giúp việc.

Những kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ được phân loại theo từng loại hình lao động giúp việc phổ biến hiện nay, đặc biệt tập trung vào các kiến thức và kỹ năng bị thiếu hụt trầm trọng. Khi đăng kí tham gia vào khóa đào tạo, người lao động có thể lựa chọn học một hay nhiều loại hình giúp việc gia đình.

Những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ này cũng là những tiêu chí để đánh giá cấp chứng chỉ nghề chuyên nghiệp người lao động sau khi hoàn thành khóa học.

Sau khi kết thúc khóa học, người lao động sẽ có một bài kiểm tra để chứng thực khả năng của mình trên cả ba phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ để được cấp chứng chỉ nghề chuyên nghiệp.

Hồng Hạnh
 

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 148
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 147
 
  •   Hôm nay 6,574
  •   Tháng hiện tại 1,068,182
  •   Tổng lượt truy cập 127,460,386