Làm rõ nhiều bất cập của ngành giáo dục

Chủ nhật - 14/01/2018 14:13
Làm rõ nhiều bất cập của ngành giáo dục Làm rõ nhiều bất cập của ngành giáo dục

Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều địa phương xảy ra tình trạng bổ nhiệm thừa cấp phó, người thiếu tiêu chuẩn chức danh tại các cơ sở giáo dục.

Ngày 12-1, Thanh tra Chính phủ (TTCP) thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) tại Bộ GD-ĐT, Bộ Công Thương và 9 địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.

Bộ GD-ĐT có nhiều khuyết điểm

Theo kết luận của TTCP, tại Bộ GD-ĐT, trong giai đoạn 2013-2016, công tác xây dựng và rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong GD-ĐT chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Làm rõ nhiều bất cập của ngành giáo dục 1

Cơ quan thanh tra đánh giá việc thực hiện chế độ đối với nhà giáo còn nhiều bất cập, ảnh hưởng chất lượng công tác của viên chức giáo dục Ảnh: MINH CHIẾN

Với vai trò quản lý nhưng Bộ GD-ĐT chưa hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, trong đó có các trường sư phạm. Việc tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác, đặc biệt chế độ ưu đãi với giáo viên (GV), giảng viên, nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục còn chậm.

TTCP khẳng định biên chế thuộc lĩnh vực GD-ĐT tại các địa phương tồn tại việc giao chỉ tiêu biên chế chưa đúng quy định về định mức số người làm việc. Đáng chú ý là không tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục trong thời gian dài. Việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đời sống, tâm lý, chất lượng công tác của viên chức giáo dục. Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các cơ quan đơn vị trực thuộc có liên quan.

Quá trình thanh tra công tác quản lý nhà nước về GD-ĐT tại Bộ Công Thương, phát hiện một số đơn vị trực thuộc bộ này bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn chức danh, thực hiện công khai không đúng quy định.

TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm; giải quyết khiếu nại, xử lý dứt điểm việc khiếu nại, tố cáo tại một số cơ sở giáo dục.

Kiểm điểm nhiều lãnh đạo địa phương

TTCP phát hiện nhiều địa phương bổ nhiệm thừa cấp phó, người thiếu tiêu chuẩn chức danh tại các cơ sở giáo dục như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương… Tình trạng thừa GV cục bộ ở nhiều trường tại các địa phương (thuộc diện thanh tra) chưa được giải quyết. Có nơi nhiều năm không tổ chức tuyển GV mà chỉ ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), có đơn vị ký hợp đồng với GV, nhân viên thừa so nhu cầu, thậm chí thừa nhưng vẫn ký hợp đồng tiếp với số lượng lớn. Tại Hải Phòng, một số cơ sở giáo dục thu tiền phụ huynh đóng góp đối với những trường hợp học sinh trái tuyến sai quy định. Tỉnh Thanh Hóa điều động GV THCS và tiểu học xuống dạy mầm non khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

TTCP kiến nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kiểm điểm trách nhiệm của giám đốc Sở Nội vụ của TP này (nhiệm kỳ 2010-2015 và 2016-2020) do không tham mưu UBND TP ban hành kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập; kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với giám đốc Sở GD-ĐT, chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, chủ tịch UBND huyện Hòa Vang trong việc bổ nhiệm cán bộ quản lý chưa đúng quy định.

TTCP cũng kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm điểm trách nhiệm của chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, chủ tịch UBND TP Thanh Hóa, hiệu trưởng 2 trường ĐH Hồng Đức và ĐH Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc bổ nhiệm cán bộ chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn. TTCP cũng kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk kiểm điểm trách nhiệm của giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này trong việc thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm về HĐLĐ tại UBND huyện Krông Pắc, để xảy ra trong thời gian dài; kiểm điểm trách nhiệm của chủ tịch UBND huyện Krông Pắc (nhiệm kỳ 2015-2020) do tiếp tục ký hợp đồng với GV khi đã có kiến nghị của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk.

Do quy định trái nhau

Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, nói chấp nhận kết luận của TTCP nhưng khi kiểm điểm, ông sẽ nói lại cho rõ. "Việc này từ nhiệm kỳ trước khi tôi chưa làm giám đốc Sở Nội vụ. Tuyển dụng thì trái văn bản này mà được văn bản kia. Sẽ có kiểm điểm nhưng nói lại cho rõ" - ông Đồng nói.

Theo ông Đồng, văn bản mới nhất của Chính phủ về tuyển dụng GV, hướng dẫn tuyển dụng GV theo chế độ HĐLĐ chứ không phải hợp đồng làm việc. HĐLĐ là theo chế độ của viên chức, còn hợp đồng làm việc theo Luật Lao động. "Do cách hiểu thôi. Mình chấp nhận kiểm điểm nhưng cũng nói do văn bản pháp luật có những quy định trái ngược nhau nên dẫn đến tổ chức thực hiện khác nhau" - ông Đồng nói. 

Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Theo đó, yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố được thanh tra thực hiện các kiến nghị của TTCP nêu tại kết luận; đồng thời, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, vi phạm, khuyết điểm. Phó Thủ tướng yêu cầu TTCP kiểm tra, giám sát và tổng hợp kết quả xử lý sau thanh tra, báo cáo Chính phủ trước ngày 1-4.

Làm rõ nhiều bất cập của ngành giáo dục 2
Những sự kiện “gây bão” trong ngành giáo dục năm 2017

Liên tiếp các vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ, taxi chở hiệu trưởng đâm gãy chân học sinh, đề xuất đổi mới tiếng...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 320
  •   Máy chủ tìm kiếm 147
  •   Khách viếng thăm 173
 
  •   Hôm nay 63,976
  •   Tháng hiện tại 1,055,559
  •   Tổng lượt truy cập 127,447,763