"Con thuyền công nghệ" đến với thầy trò vùng sông nước

Thứ hai - 23/04/2018 09:48
"Con thuyền công nghệ" đến với thầy trò vùng sông nước "Con thuyền công nghệ" đến với thầy trò vùng sông nước

Dân trí Hàng chục ngàn học sinh, giáo viên một số tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long được tiếp cận với khoa học máy tính và ngôn ngữ lập trình thông qua Dự án "Con thuyền mơ ước".

Dự án "Con thuyền mơ ước" do Microsoft Việt Nam phối hợp cùng quỹ Dariu thực hiện vừa chính thức ra mắt với mục tiêu hỗ trợ học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp cận với khoa học máy tính và ngôn ngữ lập trình.

Đây là dự án nằm trong chương trình “Tăng cường kỹ năng thông tin cho giới trẻ hội nhập và phát triển - Youthspark Digital Inclusion” hướng đến việc nâng cao năng lực và gia tăng cơ hội tiếp cận kỹ năng công nghệ thông tin cho học sinh tại các vùng nông thôn; đồng thời, trang bị kiến thức khoa học máy tính và ngôn ngữ lập trình cho trẻ nhỏ.

"Con thuyền công nghệ" đến với thầy trò vùng sông nước 1

Học sinh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long tiếp cận với công nghệ thông qua dự án "Con thuyền mơ ước".

Trong năm 2018, dự án tại ĐBSCL với kế hoạch cung cấp kiến thức tin học ứng dụng và phổ cập lập trình cho 35.000 học sinh; trong đó có 10.000 học sinh được đào tạo về ngôn ngữ lập trình Scratch/Kodu cùng nhiều hoạt động liên quan.

Bên cạnh phổ cập kiến thức, có nhiều hoạt động hướng tới việc tạo môi trường cho các em học sinh phát triển tư duy logic, sáng tạo, tư duy hệ thống và năng lực giải quyết vấn đề, xử lí dữ liệu, nhằm mục đích khơi dậy và phát triển niềm đam mê về khoa học máy tính.

Đồng thời, còn tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, và phương pháp giảng dạy về lập trình tin học cho trên 200 giáo viên của các Trường THCS, THPT tại các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang và Hậu Giang.

Theo bà Tô Thị Diễm Quyên, người trực tiếp tập huấn cho giáo viên thuộc dự án, thì thách thức lớn nhất xuất phát từ chính đội ngũ, giáo viên ở khu vực ĐBSCL còn thiếu tự tin. Họ không nghĩ rằng mình có đủ năng lực để san bằng khoảng cách giữa họ so với giáo viên thành phố , nhưng điều này hoàn toàn có thể. Họ có sự nhiệt tình học hỏi, có nội lực không thua kém giáo viên ở bất kỳ đâu.

Theo thống kê, tỉnh Vĩnh Long hiện có 10.364 hộ nghèo (trong đó trẻ em nghèo là 10.383 trẻ) và 12.719 hộ cận nghèo. Mặc dù công nghệ đã trở nên vô cùng gần gũi với nhiều người trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua nhưng đối với rất nhiều trẻ em của tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa từng cơ hội chạm tay đến máy vi tính.

Các em không chỉ bị giới hạn bởi hoàn cảnh khó khăn mà còn đang bị động trong việc tiếp cận công nghệ thông tin do sự thiếu hụt về cơ sở vật chất và năng lực giáo viên tại Vĩnh Long. Đây cũng là thực trạng chung của các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.

Hoài Nam

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 201
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 198
 
  •   Hôm nay 15,981
  •   Tháng hiện tại 1,077,589
  •   Tổng lượt truy cập 127,469,793