Úc cảnh giác cá ngừ được làm tươi lại bằng Carbon Monoxide

Thứ sáu - 01/06/2018 08:46
Úc cảnh giác cá ngừ được làm tươi lại bằng Carbon Monoxide Úc cảnh giác cá ngừ được làm tươi lại bằng Carbon Monoxide

Một ngư dân đánh bắt cá vàng đuôi dài – nguyên liệu thường được sử dụng trong sản xuất sushi và sashimi ở Úc - đã tìm thấy 8 con giun ký sinh trong một con cá vào tháng trước.

Các sản phẩm cá được bày bán tại các nhà hàng hải sản và các nhà hàng sushi trên khắp nước Úc có thể chứa nhiều ký sinh trùng, được trữ đông đến 2 năm và được làm tươi mới lại bằng khí Carbon Monoxide chết người.

Quan niệm Sushi là một món ăn lành mạnh, giàu vitamin có nguy cơ bị “thổi bay” tại Úc với hơn 110 triệu khẩu phần sushi và sashimi mỗi năm, sau khi nhiều cơ quan thực phẩm nước này phát hiện cá nguyên liệu bị phun khí chết người hay chứa một tá ký sinh trùng.

Một ngư dân đánh bắt cá vàng đuôi dài – nguyên liệu thường được sử dụng trong sản xuất sushi và sashimi ở Úc - đã tìm thấy 8 con giun ký sinh trong một con cá vào tháng trước.

Ông Alan Lymbery thuộc Tập đoàn cá nước ngọt chia sẻ với tờ Daily Mail Australia rằng, cá có nhiều giun tròn hoặc tuyến trùng có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể người nếu ăn sống. Tuy nhiên, chúng ta thường không thể phát hiện những loại ký sinh này cho đến khi chúng tàn phá cơ thể mình.

Nghiên trọng hơn, mới đây, theo Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc, việc phun khí Carbon Monoxide vào cá là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc chia sẻ với Daily Mail Australia vào ngày 29/5 rằng, có bằng chứng cho thấy đã có lô hàng xuất hiện vi phạm trên.

“Có bằng chứng cho thấy cá ngừ nhập khẩu đang được xử lý bằng Carbon Monoxide để thay đổi màu sắc của thịt cá. Bộ đang đề xuất thực thi lệnh cấm mặt hàng này tại biên giới vào cuối năm nay. Một thông báo nhập khẩu thực phẩm dự kiến sẽ được ban hành vào tháng 6 với những yêu cầu chi tiết về việc kiểm tra đối với mặt hàng cá ngừ nhập khẩu”, một phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc cho biết.

Từ tháng 11/2016, bộ này từng công bố “đã nhận được cáo buộc rằng, một số nhà cung cấp cá đang sử dụng Carbon Monoxide trong hoạt động chế biến cá” và cho biết người tiêu dùng có thể bị lừa khi mua phải cá ngừ phun chất độc hại.

Tuy nhiên, một số trường hợp được miễn trừ trong việc cấm Carbon Monoxide đã trở thành “lỗ hổng” để các nhà xuất khẩu cá ngừ nước ngoài lách luật. Đáng chú ý nhất là khi Carbon Monoxide xuất hiện trong thịt cá vì khói được sử dụng trong quá trình chế biến thì nó được coi là không phạm luật.

“Người ta cho phép sử dụng Carbon Monoxite làm chất hỗ trợ chế biến trong quá trình sản xuất bất kỳ loại thực phẩm nào, trừ trường hợp sử dụng để thay đổi màu sắc của thịt cá. Lệnh cấm này không áp dụng với khí Carbon Monoxide tự nhiên xuất hiện trong khói. Và hiện tại không có bằng chứng gì về mối lo ngại an toàn thực phẩm với việc sử dụng khói trong chế biến cá”, phát ngôn viên của Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc New Zealand khẳng định với Daily Mail Australia.

Trong khi đó, các nhóm vận động hành lang đã phủ nhận lời khẳng định trên và kêu gọi lệnh cấm cần thay đổi, siết chặt hơn. “Carbon Monoxide tạo ra màu sắc tươi mới có thể tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể và thường vượt quá thời hạn sử dụng thực tế của thịt cá. Điều này nêu lên những lo ngại về việc có thể xác định hạn sử dụng của cá thông qua các chỉ số có thể thay đổi như màu sắc và có thể khiến người tiêu dùng nhầm lẫn”, Cathy Webb, Quản lý tiêu chuẩn tại Seafood New Zealand, chia sẻ.

Ảnh hưởng của Carbon Monoxide?

Úc cảnh giác cá ngừ được làm tươi lại bằng Carbon Monoxide 1
Cá ngừ có màu nâu trước khi xử lý.

Úc cảnh giác cá ngừ được làm tươi lại bằng Carbon Monoxide 2
Thịt cá chuyển màu đỏ tươi như vừa được đánh bắt sau khi qua xử lý.

Carbon monoxide là một loại khí không mùi, không vị, khi phun lên cá ngừ có thể giúp cá chuyển từ màu nâu sang màu hồng tươi như khi vừa đánh bắt - một thuộc tính chất lượng quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.

Carbon monoxide được sử dụng phổ biến nhất với cá ngừ, nhưng một số loại cá tương tự như cá nục heo cờ và cá rô phi cũng được xử lý như vậy.

Carbon Monoxide làm tươi cá bằng cách hình thành Carboxymyoglobin trong thịt cá khiến màu sắc thịt cá thay đổi. Carboxymyoglobin tương đối ổn định trong quá trình bảo quản đông lạnh và không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn phân hủy. Nó có thể vượt quá hạn sử dụng thực tế của cá.

Chính điều này khiến việc xử lý Carbon Monoxide có thể khiến cá kém chất lượng lọt vào túi người tiêu dùng và tăng nguy cơ ngộ độc do histamine khi histamine trong cá ngừ sẽ tăng cao khi được xử lý Carbon Monoxide.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 271
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 264
 
  •   Hôm nay 51,463
  •   Tháng hiện tại 1,043,046
  •   Tổng lượt truy cập 127,435,250