Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ

Thứ sáu - 11/08/2017 10:15
Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ

Những nông dân trồng hoa màu tỏ ra lo lắng trước tình hình dịch bệnh có thể xảy ra do ảnh hưởng của sương mù.

Chuyên gia lý giải hiện tượng sương mù dày đặc ở HN

SG se lạnh bất thường, sương mù dày đặc lúc sáng sớm

Sự quái lạ của đám mây đen tựa UFO xuất hiện ở Sầm Sơn

Sáng sớm nay (11-8), người dân ở nội ô TP Cần Thơ và các quận, huyện vùng ven tỏ ra rất bất ngờ khi nhận thấy sương mù bao phủ dày đặc nhưng muốn… "nuốt chửng" TP Cần Thơ. Trên đường dẫn cầu Cần Thơ, do sương mù quá dày khiến các phương tiện tham gia giao thông phải di chuyển chậm để tránh rủi ro có thể xảy ra. Đến khoảng 7 giờ 15 phút cùng ngày, khi mặt trời hửng nắng thì sương mù tan dần, mất hẳn.

Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ 1

Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ 2

Sương mù dày đặc trên đường dẫn cầu Cần Thơ

Nhiều người dân cho biết, mới đầu tháng 8 nhưng sương mù đã xuất hiện thì đúng là hiện tượng bất thường. Đặc biệt, những nông dân trồng hoa màu tỏ ra lo lắng trước tình hình dịch bệnh có thể xảy ra do ảnh hưởng của sương mù.

Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ 3

Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ 4

Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ 5

Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ 6

Những khu dân cư mới ở quận Cái Răng bị sương mù bao phủ

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày.

Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Tuy nhiên, khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài.

Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.

Hiện tượng lạ: Sương mù như muốn… “nuốt chửng” Cần Thơ 7
Ảnh: Giữa trưa, Hà Nội vẫn chìm trong sương mù

Từ sáng sớm đến trưa nay (19/12), nhiều khu vực tại Hà Nội vẫn chìm trong sương mù, kèm theo thời tiết khó chịu.

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 136
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 135
 
  •   Hôm nay 27,793
  •   Tháng hiện tại 731,276
  •   Tổng lượt truy cập 127,123,480