Để trẻ sơ sinh trong phòng kín tối, khó phát hiện căn bệnh nguy hiểm tính mạng

Thứ năm - 20/07/2017 18:08
Để trẻ sơ sinh trong phòng kín tối, khó phát hiện căn bệnh nguy hiểm tính mạng Để trẻ sơ sinh trong phòng kín tối, khó phát hiện căn bệnh nguy hiểm tính mạng

Theo Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bệnh viện này vừa thay máu cho hai bé sơ sinh bằng nguồn máu thay cứu sống 2 trẻ sơ sinh bị vàng da nặng do các bạn tình nguyện viên hiến máu nhân đạo.

Quảng Ninh: Bé sơ sinh lộ toàn bộ nội tạng ra ngoài

Gần 10 chuyên khoa cùng cứu bé sơ sinh

Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Để trẻ sơ sinh trong phòng kín tối, khó phát hiện căn bệnh nguy hiểm tính mạng 1
Để trẻ sơ sinh trong phòng kín tối, khó phát hiện căn bệnh nguy hiểm tính mạng 2

Trẻ điều trị tại bệnh viện

Ngày 19/7/2017, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bé Vũ Văn N. (5 ngày tuổi), thường trú tại thị xã Quảng Phong, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh được đưa vào viện trong tình trạng trẻ bỏ bú, sau sinh 3 ngày xuất hiện vàng da toàn thân chuyển màu vàng sậm vùng mặt và tay chân.

Qua thăm khám các bác sĩ phát hiện trẻ tăng trương lực cơ, gồng cứng người, có các cơn nhịp tim chậm, xuất hiện cơn ngừng thở ngắn, bú kém.

Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm sinh hóa và tiến hành hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán bé bị hội chứng vàng da nhân não sơ sinh, nguyên nhân do chất bilirubin trong máu tăng cao đột ngột… và chỉ định phải thay máu ngay để giảm nồng đồ bilirubin cho bé, tránh gây tổn thương não ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ.

Trường hợp thứ 2 là bé Mai Thế Q.(7 ngày tuổi), thường trú tại Phường Thanh Sơn, Tp Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Bé vào viện trong tình trạng sau sinh ngày thứ 3 xuất hiện vàng da nhiều từ vùng mặt đến tay chân, trẻ bỏ bú được gia đình đưa vào viện khám.

Qua thăm khám các bác sĩ phát hiện trẻ bị vàng da đậm vùng 5, tăng trương lực cơ 2 bên, có cơn ngừng thở ngắn, thóp phồng nhẹ…

Kết quả Xét nghiệm và Hội chẩn chuyên khoa bác bác sĩ chẩn đoán bé bị vàng da nhân não sơ sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn sơ sinh. Mặc dù đã được chiếu đèn tăng cường và các điều trị hỗ trợ khác nhưng tình trạng bệnh vẫn có xu hướng nặng lên nên các bác sỹ phải tiến hành thay máu cấp cứu ngay cho trẻ.

Nếu không thay máu, khi Bilirubin tăng cao sẽ ngấm vào não gây vàng da nhân với các biểu hiện: da vàng đậm, bú kém, tăng trương lực cơ, co giật, có thể dẫn đến tử vong.

Sau khi được thay máu, hiện tại tình trạng của 2 bé đã ổn định, đã có thể bú được nhưng sẽ phải theo dõi về các di chứng thần kinh của bé.

Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hà, Trưởng khoa Sơ sinh cho biết nguồn máu thay cứu sống 2 trẻ sơ sinh bị vàng da nặng là do các bạn tình nguyện viên hiến máu nhân đạo tại bệnh viện trước đó.

Bác sỹ khuyến cáo: Trong những ngày đầu sau sinh, gia đình cần thường xuyên đưa trẻ ra ngoài sáng, không nên để trẻ trong phòng tối, thường xuyên theo dõi màu sắc da của trẻ hàng ngày, nếu thấy da trẻ có màu vàng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh vàng da ở trẻ nếu để quá một tuần sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ, dễ gây ra các biến chứng do chất bilirubin tăng xâm nhập vào nhân xám não làm tổn thương não dẫn tới nguy cơ tàn tật, bại não ở trẻ.

Để trẻ sơ sinh trong phòng kín tối, khó phát hiện căn bệnh nguy hiểm tính mạng 3
Nguy cơ trẻ sơ sinh đột tử vì thói quen này của bố mẹ

Những người hút thuốc lá không ngờ rằng họ không chỉ làm hại sức khỏe của mình mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 143
  •   Máy chủ tìm kiếm 10
  •   Khách viếng thăm 133
 
  •   Hôm nay 14,877
  •   Tháng hiện tại 565,470
  •   Tổng lượt truy cập 128,183,709