Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu không được chăm sóc y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì? Đường lây và dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.
Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.
Do cấu tạo của bộ phận sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới, kể cả bệnh giang mai. Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây nên những tổn thương tại tất cả các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.
Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh giang mai xảy ra trong 3 thời kỳ:
Chú ý: Giữa thời kỳ 1 đến thời kỳ 2, giữa thời kỳ 2 đến thời kỳ 3, bệnh có thể không có các triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và được phát hiện chỉ khi nhờ phát hiện huyết thanh.
Giang mai có thể biểu hiện ở vùng miệng.
Bệnh giang mai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh giang mai ác tính có thời gian ủ bệnh ngắn, khởi đầu với triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp. Biểu hiện da tiến triển từ các nốt, mụn mủ thành nốt loét, mảng loét chảy dịch, trên bề mặt tạo thành lớp mài dày như vỏ sò, màu nâu hoặc đen.
Giang mai ác tính rất hiếm gặp, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể diễn tiến toàn thân, ảnh hưởng hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương, thị lực, thính lực, cơ xương khớp, tiêu hóa, thận niệu, đe dọa tính mạng.
Bệnh lý này thường xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm HIV, tiền sử quan hệ tình dục đồng giới, có tổn thương loét hoặc hoại tử, đi kèm các triệu chứng toàn thân. Tiên lượng bệnh tốt khi được điều trị sớm, đúng và đủ liều kháng sinh theo phác đồ.
Hiện nay bệnh giang mai không còn xa lạ với người dân Việt Nam và có phác đồ điều trị hiệu quả. Người nhiễm xoắn khuẩn giang mai có thể có hoặc không có triệu chứng trên da và toàn thân. Trong đó, giang mai ác tính là một thể nghiêm trọng hiếm gặp của giang mai thứ phát.
Xoắn khuẩn giang mai thường có nhiều trong các tổn thương (săng, mảng niêm mạc, hạch...). Vì vậy bệnh rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Bệnh lây truyền mạnh nhất là thời kỳ 1 và 2 khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.
Bệnh chủ yếu lây truyền qua qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn xâm nhập qua da - niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh hay tổn thương ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng - sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới...).
Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn.
Nếu gặp phải hoặc chưa có những triệu chứng nêu trên, bạn vẫn nên khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn