Bóng rổ Việt Nam: Đừng chỉ là trào lưu

Thứ sáu - 07/11/2014 02:41
Bóng rổ Việt Nam: Đừng chỉ là trào lưu Bóng rổ Việt Nam: Đừng chỉ là trào lưu

Mới đây chương trình phát triển tài năng bóng rổ trẻ Jr. NBA của Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ đã đến Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đam mê môn thể thao này.

Phong trào từ phim Hàn

Phong trào chơi bóng rổ tại Việt Nam bùng phát mạnh vào những năm 1990, khi các bạn trẻ lên cơn sốt với bộ phim Cú nhảy cuối cùng của Hàn Quốc. Tại thời điểm đó, số lượng thanh niên kéo nhau đi chơi bóng rổ rất đông và tăng vọt theo từng tập phim, tạo ra một trào lưu trong giới 8x. Nhưng khi bộ phim kết thúc và cơn sốt qua đi, số người chơi giảm dần và bóng rổ cũng không giữ được sức hút của mình như ban đầu. Đến năm 2011, khi đội bóng rổ chuyên nghiệp Saigon Heat ra đời, phong trào bóng rổ lại được tiếp lửa và khởi sắc hơn.

Bóng rổ Việt Nam: Đừng chỉ là trào lưu 1
Đội Saigon Heat ra đời góp phần thổi bùng lên phong trào bóng rổ Việt Nam.

Cơ hội cho những tài năng trẻ

Dù đã bắt đầu phổ biến, nhưng hiện nay các bạn trẻ trong nước vẫn chưa có nhiều điều kiện tiếp cận và thỏa sức với niềm đam mê bóng rổ. Mới đây, chương trình phát triển tài năng bóng rổ trẻ Jr. NBA của Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ đã có mặt Việt Nam, mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn. Hoạt động được 7 năm ở Philippines, năm nay, với đối tác là nhãn hàng sữa Cô gái Hà Lan, chương trình mới mở rộng đến nước ta và nhiều quốc gia khác. Jr. NBA mang đến các khóa huấn luyện miễn phí cho những bạn nhỏ có năng khiếu bóng rổ từ 5 đến 14 tuổi, đặt những viên gạch đầu tiên cho một nền bóng rổ phát triển bền vững, dựa trên lối sống vận động.

Bóng rổ Việt Nam: Đừng chỉ là trào lưu 2
Dành cho trẻ 5-14 tuổi, Jr. NBA là chương trình phát triển lối sống vận động cho trẻ em

Làm quen với bóng rổ từ tuổi lên 5

Đến nhà thi đấu Đại học Tôn Đức Thắng, nơi những em nhỏ yêu bóng rổ tham gia Jr. NBA, chắc chắn nhiều người lớn sẽ bất ngờ khi thấy các bé hết mình với trái bóng. Các em đến tập luyện rất đông, nhiều em có thể hình cao lớn và tinh thần nhiệt huyết không hề thua kém các anh chị lớn.

Độ tuổi mà một đứa trẻ nên bắt đầu chơi thể thao không cố định. Theo tạp chí KidsHealth, một đứa trẻ sẽ chỉ sẵn sàng về mặt cảm xúc và thể chất cho những hoạt động đồng đội vào năm 6-7 tuổi. Sớm hơn, khả năng tập trung và phối hợp cơ thể chưa thể đảm bảo cho các kỹ năng cần thiết khi chơi thể thao. Ở tuổi này, một đứa trẻ có thể hiểu được các khái niệm như chuyền bóng cho đồng đội, lắng nghe các huấn luyện viên...

Lối sống vận động - nền móng phát triển thể thao

Tham gia trong chương trình có Kelly Olynyk, một trong những tân binh sáng giá của giải NBA. Anh chia sẻ: “Tôi hiểu được rằng các em nhỏ đã phải luyện tập hết sức mình để được tham gia vào hội trại, và tôi vô cùng vui sướng khi được trao tặng cơ hội vàng này để học hỏi và tập luyện cùng các em”. Giống như bao vận động viên khác tại Mỹ, Kelly Olynyk phải mất nhiều năm đam mê luyện tập, và thậm chí trải qua một năm ngồi dự bị trước khi được bước chân vào thi đấu tại giải bóng rổ danh giá nhất thế giới.

Đằng sau một chiến thắng, một thành tích tốt của bất kỳ môn thể thao nào cũng là những nỗ lực luyện tập và tinh thần, ý chí của vận động viên. Và một cộng đồng khỏe mạnh, duy trì lối sống vận động mới là nền móng vững chắc nhất của một nền thể thao phát triển. Đó cũng là mục đích mà chương trình Jr. NBA muốn mang lại tại Việt Nam.

Bóng rổ Việt Nam: Đừng chỉ là trào lưu 3
Một nền thể thao phát triển cần đặt nền móng trên một cộng đồng có lối sống vận động.

Tư liệu: Jr. NBA Việt Nam

Nguồn tin: news zing


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 151
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 149
 
  •   Hôm nay 8,080
  •   Tháng hiện tại 1,069,688
  •   Tổng lượt truy cập 127,461,892