"Siêu nấm" nguy hiểm đe dọa loài ếch vàng cực kỳ nguy cấp

Thứ năm - 01/10/2020 06:52
"Siêu nấm" nguy hiểm đe dọa loài ếch vàng cực kỳ nguy cấp "Siêu nấm" nguy hiểm đe dọa loài ếch vàng cực kỳ nguy cấp

Những cá thể ếch vàng Panama cuối cùng ở Trung Mỹ có nguy cơ biến mất do một loài nấm siêu lây lan trong nước gây bệnh trên da.

Những con ếch vàng Panama cuối cùng ở Trung Mỹ có nguy cơ biến mất do một loài nấm siêu lây lan trong nước gây bệnh trên da.

Ếch vàng Panama - đặc trưng bởi cơ thể màu vàng với nhiều đốm đen - là biểu tượng quốc gia và động vật đặc hữu của Panama. Trong khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê chúng vào nhóm "cực kỳ nguy cấp", loài lưỡng cư này trên thực tế có thể đã "tuyệt chủng ngoài tự nhiên" từ năm 2007.

Hiện chỉ còn khoảng 1.500 cá thể Atelopus zeteki sống bên trong các khu bảo tồn. Tuy nhiên, những đại diện cuối cùng của loài đang bị đe dọa bởi một loại nấm siêu lây lan trong nước có tên khoa học là Batrachochytrium dendrobatidis (Bd) hay nấm chytrid.

"Siêu nấm" nguy hiểm đe dọa loài ếch vàng cực kỳ nguy cấp 1
Một con ếch vàng Panama (Atelopus zeteki) bên trong Vườn bách thú El Nispero. (Ảnh: AFP).

Vi sinh vật này là tác nhân gây bệnh chytridiomycosis, một bệnh truyền nhiễm đã gây ra sự biến mất của khoảng 30 loài trong quá khứ. Khi bám vào da động vật, Bd khiến vật chủ không thể trao đổi muối và nước với môi trường. Bệnh gây ra những tổn thương không thể phục hồi đối với nhiều chức năng sống và cuối cùng khiến động vật chết vì suy tim do ngạt thở.

"Đó là một căn bệnh khá đột ngột và đau đớn. Nấm chytrid ảnh hưởng rất lớn đến quần thể ếch và có thể khiến chúng chết hàng loạt. Động vật bị lây nhiễm chắc chắn không thể sống sót", nhà sinh vật học Angie Estrada tại Đại học Bách khoa Virginia của Mỹ nhấn mạnh.

Nấm chytrid được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 20 tại Bán đảo Triều Tiên và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Nó đến Panama vào đầu những năm 1990 và đã tàn phá hệ sinh thái kể từ đó. Loài siêu nấm này ảnh hưởng đến cả cóc, kỳ nhông, bộ Không chân (Caecilian) và thậm chí là các loài không phải lưỡng cư.

Bất chấp viễn cảnh u ám, các nhà khoa học cho biết vẫn có những tia hy vọng khi một số loài từng được cho là đã tuyệt chủng đã tái xuất trong vài năm qua. Chúng có thể đã phát triển một cách phòng thủ tự nhiên để chống lại siêu nấm.

"Mục đích của chúng tôi là không để những con ếch nuôi nhốt bị giam cầm mãi mãi", Nhà nghiên cứu Roberto Ibanez từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian (STRI) chia sẻ. "Chúng tôi muốn thiết lập các quần thể trong môi trường sống tự nhiên của chúng".

STRI hiện lưu giữ khoảng 2.000 mẫu vật từ 12 loài ếch, bao gồm cả ếch vàng Panama, với hy vọng một ngày nào đó chúng có thể được "tái hoang dã" và tự bảo vệ mình.

  • Hành tinh có 27 Mặt trăng tiến gần Trái đất, nhìn được bằng mắt thường
  • Vì sao đàn ông trưởng thành mới có râu?
  • Siêu máy ảnh 3.200 MP, chụp được quả bóng golf cách 24km

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 85
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 82
 
  •   Hôm nay 1,171
  •   Tháng hiện tại 614,072
  •   Tổng lượt truy cập 128,232,311