Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối

Thứ tư - 23/09/2020 06:05
Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối

Nhện mạng phễu, một trong những loài nhện độc nhất thế giới, có nọc độc tiến hóa để giúp chúng vượt qua hành trình tìm kiếm bạn tình đầy nguy hiểm.

Nhện mạng phễu, một trong những loài nhện độc nhất thế giới, có nọc độc tiến hóa để giúp chúng vượt qua hành trình tìm kiếm bạn tình đầy nguy hiểm.

Giới nghiên cứu cho biết nhện mạng phễu Australia đực độc hơn nhện cái. Trong nghiên cứu công bố hôm 21/9 trên tạp chí PNAS, nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Bryan Fry ở Đại học Queensland kiểm tra nọc độc của 10 loài nhện mạng phễu khác nhau để hiểu rõ hơn tại sao vết cắn của nhện đực lại nguy hiểm chết người.

Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối 1
Nhện mạng phễu là động vật bản xứ ở Australia. (Ảnh: Wikipedia).

Nọc độc của nhện mạng phễu Australia chứa delta-hexatoxins, khiến nó trở nên nguy hiểm với con người và linh trưởng. Chất độc tấn công hệ thần kinh, ngăn chặn xung điện truyền tới cơ bắp, gây tê liệt toàn bộ hệ thần kinh. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm co giật cơ, khó thở, tim đập nhanh, tăng huyết áp.

"Delta-hexatoxin gây ảnh hưởng chí mạng tới con người bằng cách làm dây thần kinh hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Các nhà khoa học vẫn băn khoăn tại sao chất độc này lại nguy hiểm với con người, khi mà chúng ta và những loài linh trưởng khác không phải con mồi hoặc động vật săn mồi trong quá trình tiến hóa của nhện. Chúng ta cũng chưa hiểu tại sao phần lớn ca tử vong ở người do nhện mạng phễu đực gây ra", Fry nói.

Thông qua phân tích di truyền, nhóm nghiên cứu có thể xác định hướng tiến hóa dẫn tới nọc độc đe dọa các loài linh trưởng. Họ nhận thấy nọc độc của nhện mạng phễu được phát triển để tự vệ. Trong mùa giao phối vào những tháng hè, nhện mạng phễu đực rời khỏi tổ nhằm tìm kiếm bạn tình. Đây là hành động mạo hiểm với con đực. Chúng lang thang qua quãng đường lớn trong nỗ lực tìm gặp nhện cái và bắt đầu chạm trán nhiều động vật săn mồi có xương sống như dunnart - loài thú có túi nhỏ giống chuột hoạt động về đêm.

Phát hiện chỉ ra nọc độc của nhện mạng phễu ban đầu tiến hóa để nhằm vào côn trùng, bao gồm ruồi và gián. Tuy nhiên, về sau quá trình chọn lọc tự nhiên làm nọc độc biến đổi để nhằm vào động vật có xương sống.

  • Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn
  • Nhóm máu duy nhất có thể tự động chống lại căn bệnh giết nửa triệu người mỗi năm
  • Nghiên cứu chỉ ra thủ phạm bất ngờ đứng sau bi kịch Titanic

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 68
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 63
 
  •   Hôm nay 2,844
  •   Tháng hiện tại 532,779
  •   Tổng lượt truy cập 128,151,018