Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam

Thứ tư - 05/11/2014 20:14
Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam

Một phần không thể thiếu trong nghi lễ đám hỏi là nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái. Thường thì nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái hai lần vào ngày ăn hỏi và ngày cưới.

Ngày xưa, phong tục cưới xin truyền thống của nước ta thường trải qua rất nhiều các nghi lễ, thường thì một đám cưới phải trải qua sau lễ, gọi là “lục lễ”: lễ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tế, thỉnh kỳ và thân nghinh. Ngày nay, con người ngày càng bận rộn với guồng quay trong sự thay đổi không ngừng của xã hội, các nghi lễ cưới hỏi cũng vì thế mà đơn giản bớt đi. Một đám cưới bây giờ, thông thường phải trải qua ba nghi lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Một số trường hợp vì hai gia đình ở xa, nên lễ dạm ngõ có thể được hai gia đình thống nhất và bỏ qua. Nhưng nghi lễ đám hỏi là nghi lễ quan trọng thứ hai sau đám cưới, bắt buộc phải.

Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam 1

  • 1

    Lễ vật, nét văn hóa trong nghi lễ đám hỏi người Việt

    Người xưa thường có tục thách cưới. Vì vậy lễ vật trong ngày ăn hỏi phải đáp ứng đầy đủ các sính lễ theo yêu cầu của nhà gái. Ngày nay, tục thách cưới không còn nữa nhưng việc nhà trai đem lễ vật đến nhà gái vẫn còn được lưu giữ như một nét văn hóa trong nghi lễ đám hỏi.

    Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam 2

  • 2

    Lễ vật trong nghi lễ đám hỏi mang ý nghĩa biểu trưng cao

    Với tính chất quan trọng của nghi lễ đám hỏi,các sính lễ mang sang nhà gái phải được bày trí thật đẹp, đựng trong mâm son sơn thiếp vàng (còn gọi là tráp). Số lượng tráp thường là số lẻ nhưng số lễ vật đựng trong tráp luôn là số chẵn. Với quan niệm số lẻ biểu trưng cho sự sinh sôi, phát triển; số chẵn biểu trưng cho sự có cặp có đôi.

    Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam 3

  • 3

    Trầu cau - lễ vật không thể thiếu trong nghi lễ đám hỏi

    Trong quan niệm dân gian người Việt, từ lâu trầu cau đã trở thành biểu tượng cho sự gắn kết nghĩa vợ tình chồng. Trên tinh thần đó, lễ vật trong các nghi lễ đám cưới thường phải có trầu cau. Một phần không thể thiếu trong nghi lễ đám hỏi là nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái. Thường thì nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái hai lần vào ngày ăn hỏi và ngày cưới. Và đương nhiên trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong nghi lễ đám hỏi,bởi người Việt ta còn quan niệm:Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

    Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam 4

  • 4

    Lễ vật trong nghi lễ đám hỏi có sự khác biệt mang dấu ấn vùng miền

    Tổ chức một đám cưới là điều quan trọng nhất, là tất yếu phải có để chính thức công bố với bạn bè, người thân việc đôi uyên ương chính thức nên vợ thành chồng. Bên cạnh đó nghi lễ đám hỏi trước khi cưới cũng đã trở thành nghi lễ truyền thống bắt buộc của người Việt. Các nghi lễ đám hỏi và lễ vật trong ngày ăn hỏi của mỗi địa phương lại có những nét khác biệt mang dấu ấn vùng miền. Ví dụ người Bắc thường kèm theo cặp gà trống-mái, thì người Nam lại chọn heo sữa quay mang đến nhà gái trong ngày ăn hỏi. Vì vậy gia đình chú rể phải chú ý để chuẩn bị lễ vật và thực hiện các nghi lễ đám hỏi theo đúng phong tục ở địa phương cô dâu sinh sống.

    Quan niệm về lễ vật trong nghi lễ đám hỏi Việt Nam 5

Nguồn tin: lamsao


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 212
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 206
 
  •   Hôm nay 1,062
  •   Tháng hiện tại 1,062,670
  •   Tổng lượt truy cập 127,454,874