Khi nào gọi là siêu bão?

Thứ sáu - 23/10/2015 04:15
Khi nào gọi là siêu bão? Khi nào gọi là siêu bão?

Theo qui định của các ban bão Tây Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam), khi sức gió không quá 63km/giờ thì người ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới (tropical depression), từ 63-88km/giờ: bão nhiệt đới (tropical storm); từ 89-117km/giờ: bão nhiệt đới dữ dội (severe tropical storm) và từ 118km/giờ trở lên: bão lớn (typhoon).

Có nhiều cách tính về cấp độ gió trong nhiễu động khí ở Tây Thái bình dương. Cách hiểu dưới đây được cho là phổ thông thường được áp dụng bởi các cơ quan khí tượng đáng tin cậy như Nhật Bản, Hong Kong và Mỹ.

Phân biệt các cấp độ bão

Theo qui định của các ban bão Tây Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam).

Sức gió không quá 63km/giờ thì người ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới (tropical depression).

Sức gió từ 63-88km/giờ: bão nhiệt đới (tropical storm).

Sức gió từ 89-117km/giờ: bão nhiệt đới dữ dội (severe tropical storm)

Sức gió từ 118km/giờ trở lên: bão lớn (typhoon).

Khi nào gọi là siêu bão? 1
Bản đồ ảnh mây vệ tinh chụp cơn bão Souledor vào lúc 5 giờ 43 phút sáng 8/8/2015. Ảnh do Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương Trung Quốc cung cấp lúc 6 giờ sáng 8/8/2015.

Cũng là vùng Tây Thái Bình Dương nhưng theo qui định của Trung tâm Cảnh báo bão chung hải quân Mỹ đặt tại Guam, khi bão đạt mức gió trên 115knot (213km/giờ) gọi là siêu bão (super typhoon).

Đối với thang xếp hạng Saffir-Simpson dành cho vùng Đại Tây DươngĐông Thái Bình Dương, khi bão ở mức trên 117km/giờ thì được phân chia theo năm cấp về sức gió. Theo đó, ở cấp 1 sức gió tối đa trong khoảng 118 - 153km/giờ, cấp 2 (154-177km/giờ), cấp 3 (178-209km/giờ), cấp 4 (210-249km/giờ), và cấp 5 (trên 250km/giờ) thì được gọi là “siêu bão” vì sức gió vượt quá 249km/giờ. Một qui định khác là khi áp suất đạt dưới 920 HPA thì được xếp vào hàng siêu bão.

Cấu trúc của bão

Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ở ngay sát mắt bão. Ở nửa dưới của khí quyển, không khí chuyển động xoắn vào tâm theo ngược chiều kim đồng hồ, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão, không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

Mắt bão

Mắt bão là vùng tương đối lặng gió, quang mây, có đường kính khoảng 30- 60 km. Khi ở trong khu vực bão, người ta thường rất ngạc nhiên khi thấy gió và mưa đang rất dữ dội lại đột nhiên ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, đó là khi mắt bão đi qua.

Khi nào gọi là siêu bão? 2
Hình 2: sơ đồ cấu trúc bão với các thành phần cơ bản: mắt bão, thành mắt bão và các dải mưa xoắn

Thành mắt bão

Đó là tường mây dày xung quanh mắt bão gồm các đám mây giông phát triển lên rất cao. Đây là nơi có gió mạnh nhất trong bão.

Các dải mưa xoắn

Các dải mây mưa ở rìa ngoài của bão có thể trải xa cách tâm bão hàng trăm kilômet. Những dải mây giông dày đặc này chuyển động xoắn chậm theo ngược chiều kim đồng hồ, có độ rộng từ khoảng vài kilômét đến vài chục kilômét và dài khoảng từ 80 đến 500 km.

Kích thước của bão

Kích thước đặc trưng của bão khoản vài trăm kilômét, nhưng có thể biến đổi đáng kể. Kích thước của bão không nhất thiết biểu hiện cho cường độ bão.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 147
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 146
 
  •   Hôm nay 17,143
  •   Tháng hiện tại 720,626
  •   Tổng lượt truy cập 127,112,830