Câu chuyện Habeco - Carlsberg: Vẫn chưa đạt được thống nhất

Thứ ba - 15/11/2016 09:31
Câu chuyện Habeco - Carlsberg: Vẫn chưa đạt được thống nhất Câu chuyện Habeco - Carlsberg: Vẫn chưa đạt được thống nhất

Dân trí "Habeco và Carlsberg đã có buổi làm việc nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất. Habeco đã họp tiếp với Tổ tư vấn và sẽ phải đàm phán tiếp. Quá trình đàm phán rất rắc rối và phải xử lý khéo", lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết.

Câu chuyện Habeco - Carlsberg: Vẫn chưa đạt được thống nhất 1
Habeco và Carlsberg đã có buổi làm việc nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất.

Liên quan tới việc thoái vốn Nhà nước tại Sabeco và Habeco , tại buổi làm việc với Tổ công tác Chính phủ sáng ngày 14/11, ông Nguyễn Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ cho hay, việc thoái vốn Nhà nước tại 2 Tổng công ty này rất phức tạp, được nhiều người quan tâm.

Do đó, sau khi Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Thủ tướng về thoái vốn hồi tháng 9 vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai ngay. Tuy nhiên, theo ông Dũng, riêng tại Habeco, vướng mắc hiện tại là việc đàm phán với Carlsberg vẫn chưa đạt được thống nhất.

"Chúng tôi đã có công văn gửi Bộ Tư pháp xin ý kiến tham gia tư vấn về hợp đồng giữa Habeco và Carlsberg. Habeco và Carlsberg đã có buổi làm việc nhưng hai bên vẫn chưa thống nhất. Habeco đã họp tiếp với Tổ tư vấn và sẽ phải đàm phán tiếp. Quá trình đàm phán rất rắc rối và phải xử lý khéo", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, Habeco hiện đã niêm yết trên Upcom, Sabeco đã hoàn tất thủ tục niêm yết trên Hose và dự kiến 2 doanh nghiệp này sẽ hoàn thành niêm yết trước ngày 20/12.

"Thủ tướng yêu cầu thoái toàn bộ hơn 81% vốn tại Habeco cũng như hơn 53% vốn tại Sabeco trước ngày 31/12/2016. Tuy nhiên, việc thoái vốn phải đảm bảo công khai minh bạch, theo quy luật thị trường nhưng quá trình thực hiện rất mất thời gian", ông Dũng nói thêm.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Nhà nước không bán bia" nhưng công tác thoái vốn phải đảm bảo không mất vốn nhà nước. Không được chủ quan và phải làm thế nào để vừa bán được giá cao nhất mà không mất thương hiệu".

Theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương được giao chủ trì bán vốn với các nguyên tắc rất rõ ràng, quá trình thực hiện cũng bám rất sát nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề. Trong đó, riêng về pháp lý có câu chuyện đối tác chiến lược với Carlsberg, các thủ tục liên quan tới cổ phần hoá, nhiều quy định cần giải quyết với nhiều cơ quan, khó có thể giải quyết đến từ nay đến cuối năm.

"Nhiều vấn đề liên quan tới nhiều đối tác, khuôn khổ pháp lý khác nhau nên cần có sự tham gia của các bộ ngành. Không thể nhanh, không thể rút ngắn thời gian được", Bộ trưởng cho biết.

Câu chuyện Habeco - Carlsberg thời gian qua đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của dư luận. Trong thời gian qua, Carlsberg nhiều lần thể hiện rõ tham vọng muốn tăng thêm sở hữu tại Habeco. Tuy nhiên, câu chuyện được quan tâm hiện nay không hản là cổ phần tại Habeco sẽ bán được với giá bao nhiêu mà là ai sẽ được mua cổ phần của Habeco như thế nào?

Thương hiệu Habeco một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong ngành sản xuất đồ uống có cồn, nổi tiếng với nhãn hiệu Bia Hà Nội, Bia Trúc Bạch, cùng nhiều dòng sản phẩm khác như Premium, Lager Beer...

Habeco được cổ phần hoá và chính thức hoạt động loại hình công ty cổ phần từ ngày 16/6/2008 với vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng. Hiện tại, Bộ Công Thương vẫn đang đại diện Chủ sở hữu Nhà nước nắm 81,79% vốn điều lệ Habeco và Carlsberg Breweries nắm 17,08% vốn điều lệ Habeco.

Được biết, trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Carlsberg, bên cạnh nghĩa vụ của Carlsberg là hỗ trợ Habeco phát triển, cổ đông này được hưởng nhiều quyền, trong đó có quyền ưu tiên được mua cổ phiếu chiến lược của Habeco trong trường hợp Bộ Công Thương bán thỏa thuận cho đối tác chiến lược.

Trong một báo cáo mới phát hành, Công ty chứng khoán TPHCM (HSC) cho rằng, Habeco có thể phải tiến hành đàm phán lại về quan hệ hợp tác chiến lược với Carlsberg và có thể phải thay đổi một số điều khoản trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Carlsberg để Nhà nước hoàn thành việc bán cổ phần vào năm sau như kế hoạch.

"Carlsberg rõ ràng là có một số quyền cổ đông đặc biệt có thể ngăn cản việc thoái vốn Nhà nước", báo cáo của HSC lưu ý.

Trao đổi với báo chí mới đây, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng từng cho biết: "Tất cả phải làm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hợp đồng trái luật thì phải đàm phán lại, không đàm phán được thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Nhưng về mặt lý thuyết, muốn hợp đồng vô hiệu, hai bên phải ra tòa".

"Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, trong trường hợp tổ chức bán đấu giá công khai, bán không hết thì Carlsberg mới được quyền mua ưu tiên. Tuy nhiên, làm gì có chuyện cổ phần Habeco ế. Nếu bán thỏa thuận cho họ thì căn cứ nào để chứng minh là bán được hết giá, không thể bán được giá cao hơn? Đó là những vấn đề phải suy nghĩ", ông nói.

Phương Dung

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 106
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 104
 
  •   Hôm nay 22,952
  •   Tháng hiện tại 601,122
  •   Tổng lượt truy cập 128,219,361