Vụ phun trào núi lửa phá hủy một phần nền văn minh Maya

Thứ tư - 21/04/2021 21:42
Vụ phun trào núi lửa phá hủy một phần nền văn minh Maya Vụ phun trào núi lửa phá hủy một phần nền văn minh Maya

Cách đây 1.590 năm, nền văn minh Maya chịu nhiều thiệt hại khi núi lửa Ilopango phun trào, tiêu diệt mọi thứ trong phạm vi 40 km xung quanh ngọn núi.

Cách đây 1.590 năm, nền văn minh Maya chịu nhiều thiệt hại khi núi lửa Ilopango phun trào, tiêu diệt mọi thứ trong phạm vi 40km xung quanh ngọn núi.

Nhóm chuyên gia quốc tế với sự tham gia của Dario Pedrazzi, nhà nghiên cứu ở trung tâm Geosciences Barcelona - CSIC (GEO3BCN) công bố phát hiện mới về núi lửa Ilopango trên tạp chí PNAS hôm 28/9. Theo các nghiên cứu trước đây, có một vụ phun trào núi lửa lớn gọi là Tierra Blanca Joven (TBJ) từng xảy ra trong khu vực nhưng chưa rõ mốc thời gian. Nghiên cứu mới của Victoria Smith, phó giáo sư ở Đại học Oxford, Anh, và cộng sự đã tìm ra thời gian chính xác và bản chất của vụ phun trào này.

Vụ phun trào núi lửa phá hủy một phần nền văn minh Maya 1
Dario Pedrazzi lấy mẫu vật ở một rìa đất gần Tazumal. (Ảnh: Dario Pedrazzi).

Để tiến hành nghiên cứu, nhóm của Smith phân tích lõi băng lấy từ Greenland và đo đồng vị phóng xạ carbon từ một thân cây bị cháy đen tìm thấy trong trầm tích tro TBJ. Nhờ đó, họ có thể tìm ra mốc thời gian của vụ phun trào lớn là năm 431. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình phân tán tro núi lửa 3D để ước tính cột tro bốc cao 45km. Tàn tro của núi lửa Ilopango phân tán xa hơn 7.000km, tới tận Greenland.

"Công trình này tiếp nối nghiên cứu công bố năm 2019. Nhờ phân tích tổng quát trầm tích tro ở El Salvador, những thông số chính của vụ phun trào dữ dội (đạt đỉnh với hàng loạt luồng mạt vụn) được liên hệ với sự sụp đổ của miệng núi lửa", Dario Pedrazzi, nhà nghiên cứu ở GEO3BCN, cho biết. "Một phần lớn nghiên cứu dựa trên tất cả dữ liệu chúng tôi thu được trong 3 đợt khảo sát thực địa ở El Salvador. Chúng tôi đã tiến hành lập bản đồ chi tiết trầm tích tro trong phạm vi 200.000km2".

Khoảng 55 km3 magma phun trào từ Ilopango. Hơn 2 triệu km2 đất đai ở Trung Mỹ bị bao phủ bởi lớp tro dày ít nhất nửa centimet. Bầu trời tối đen trong ít nhất một tuần, theo Smith. Vụ phun trào của núi lửa Ilopango lớn gấp 50 lần vụ phun trào của núi lửa Saint Helens vào năm 1980. Luồng mạt vụn từ vụ phun trào có thể tích lớn gấp 10 lần vụ phun trào của núi lửa Vesuvius từng chôn vùi thành phố La Mã Pompeii dưới lớp tro dày vào năm 79.

Vụ phun trào TBJ xảy ra vào thời kỳ đầu cổ điển trong lịch Maya, kéo dài từ năm 300 đến 600, khi nền văn minh này phát triển trên khắp Trung Mỹ. Không có cư dân nào sống gần Ilopango trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau đó, nhưng vụ phun trào không ảnh hưởng mạnh tới người Maya ở nơi khác.

Miệng núi lửa Ilopango ở cách thành phố San Salvador, thủ đô El Salvador, chưa đến 10km. Đây là một phần của cung núi lửa El Salvador, gồm tổng cộng 21 núi lửa đang hoạt động, là một trong những đoạn vận động mạnh nhất của cung núi lửa Trung Mỹ.

  • Kinh hoàng "quái vật khỏa thân" biết bay, ăn thịt cả khủng long
  • Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
  • Các nhà khoa học phát triển thuốc xịt mũi ngừa Covid-19

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 135
 
  •   Hôm nay 18,704
  •   Tháng hiện tại 722,187
  •   Tổng lượt truy cập 127,114,391