Vật liệu giúp chiến đấu cơ biến hình như tắc kè hoa

Thứ hai - 23/11/2015 22:48
Vật liệu giúp chiến đấu cơ biến hình như tắc kè hoa Vật liệu giúp chiến đấu cơ biến hình như tắc kè hoa

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc chế tạo một loại vật liệu tàng hình có thể phát huy tác dụng ở nhiều tần số radar, khiến các chiến đấu gần như biến mất trước những con mắt dò tìm.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc chế tạo một loại vật liệu tàng hình có thể phát huy tác dụng ở nhiều tần số radar, khiến các chiến đấu gần như biến mất trước những con mắt dò tìm.

Vật liệu giúp máy bay biến hình như tắc kè hoaoa

Discovery News đưa tin, các nhà khoa học ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung đã công bố nghiên cứu chi tiết về vật liệu tàng hình giống như da tắc kè hoa, có khả năng tự điều chỉnh để hấp thụ tín hiệu radar ở những tần số khác nhau.

Mang tên AFSS hay "bề mặt chủ động lựa chọn tần số", vật liệu này có thể được sử dụng để phủ ngoài lớp vỏ chiến đấu cơ, giúp nó trở nên vô hình trước các thiết bị phát hiện máy bay.

Vật liệu giúp chiến đấu cơ biến hình như tắc kè hoa 1
Máy bay F-22 có thể hoạt động mà không bị phát hiện bởi hệ thống radar có tần số siêu cao, nhưng rất dễ bị đánh bại bởi thiết bị hoạt động ở tần số thấp hơn. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Theo báo cáo công bố hôm 13/11 trên trang Ars Technica, công nghệ tàng hình hiện nay chỉ có thể áp dụng với radar ở tần số siêu cao. Chiến đấu cơ tàng hình rất dễ bị phát hiện bởi các hệ thống dò tìm hoạt động ở tần số cực cao.

Vật liệu AFSS có thể tự điều chỉnh để thích ứng và hấp thụ những tần số có bước sóng dài hơn, giúp chiến đấu cơ dễ dàng biến hình trong lúc bay. Công nghệ tích hợp nhiều hệ thống khác nhau, sử dụng các đèn lưỡng cực thu nhỏ, đóng vai trò điện trở đối với bức xạ điện từ.

Khi kết hợp với các công nghệ khác như thiết kế hình học cho phép phát hiện sóng radar, AFSS có thể trở thành bước tiến lớn tiếp theo để phát triển chiến đấu cơ tàng hình.

Vật liệu có thiết kế siêu mỏng với độ dày chỉ 7,8mm khi phủ ngoài kim loại và các bề mặt khác. Nó bao gồm hai lớp, đệm bằng lớp thứ ba dạng lỗ tổ ong giúp tách biệt vật liệu với bề mặt bên dưới. Khi đưa vào thử nghiệm, công nghệ AFSS có thể hấp thụ tần số vô tuyến từ 0,7 đến 1,9 GHz, độ phản xạ radar giảm 10 - 40dB.

"Cùng với sự phát triển liên tục của thiết bị phát hiện bằng radar, vật liệu hấp thụ mỏng với băng tần rộng của chúng tôi sẽ trở nên rất hữu ích", các nhà nghiên cứu kết luận.

  • Siêu vật liệu biến hình từ rắn sang lỏng tức thì
  • 6 siêu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 105
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 103
 
  •   Hôm nay 31,719
  •   Tháng hiện tại 644,620
  •   Tổng lượt truy cập 128,262,859