Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim

Thứ hai - 10/08/2020 09:35
Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim

Lần đầu tiên cách nhà nghiên cứu biết tới sự tồn tại của một bức tường mây axit dịch chuyển quanh sao Kim ở tốc độ gần bằng máy bay phản lực thương mại.

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu biết tới sự tồn tại của một bức tường mây axit dịch chuyển quanh sao Kim ở tốc độ gần bằng máy bay phản lực thương mại.

Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim 1
Bức tường mây axit ẩn dưới lớp mây dày ở tầng thượng quyển của sao Kim. (Ảnh: Space).

Bức tường mây axit mới phát hiện nằm cách tầng mây dày trên cùng 50km, đôi lúc trải rộng 7.500km ngang qua xích đạo và các vĩ tuyến giữa của sao Kim. Đám mây này đã tồn tại ít nhất 3 thập kỷ. Kết quả nghiên cứu được trưởng nhóm Javier Peralta, nhà vật lý thiên văn ở Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), và cộng sự công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Tàu vũ trụ đã bay tới sao Kim từ năm 1962 và những kính viễn vọng độ phân giải cao đã quan sát hành tinh suốt nhiều năm nhưng không phát hiện vật thể khổng lồ này trong thời gian dài. Manh mối đầu tiên đến từ dữ liệu trên tàu vũ trụ Akatsuki của Nhật Bản quay quanh sao Kim từ năm 2015. Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát mới và xác định bức tường mây đã ở đó ít nhất từ năm 1983. "Chúng tôi cần tiếp cận bộ sưu tập ảnh chụp sao Kim thu thập trong vài chục năm trở lại đây bằng những kính viễn vọng khác nhau", Pedro Machado, nhà nghiên cứu ở Viện Vật lý thiên văn và Khoa học hành tinh Bồ Đào Nha, cho biết.

Dữ liệu của nhóm nghiên cứu đến từ Kính viễn vọng Quốc gia Galileo trên quần đảo Canary và Cơ sở Kính viễn vọng Hồng ngoại NASA ở Hawaii. Giới nghiên cứu đã biết rõ về những đám mây khổng lồ ở tầng thượng quyển của sao Kim, bao gồm đám mây hình chữ Y kỳ lạ có thể xuất hiện do lực ly tâm và đám mây hình cung sinh ra từ luồng khí thổi trên bề mặt tĩnh như ngọn núi. Tuy nhiên, bức tường mây mới phát hiện nằm ở độ cao thấp, trong vùng khí quyển với hiệu ứng nhà kính khá rõ, khiến bề mặt hành tinh luôn ở nhiệt độ làm tan chảy chì là 465 độ C.

Nhóm nghiên cứu cho rằng bức tường mây có thể liên quan đến sự xoay tròn bí ẩn ở tầng thượng quyển sao Kim. Nó có thể tích đủ động lượng và năng lượng để sinh ra những cơn gió mạnh, theo Peralta. Nó di chuyển phía trên bề mặt hành tinh ở tốc độ 328km/h, gần bằng vận tốc của máy bay phản lực thương mại. Theo các nhà nghiên cứu, bức tường mây này có thể là sóng Kelvin trong khí quyển, lớp sóng hấp dẫn từng được quan sát trên sao Kim. Sóng hấp dẫn xuất hiện trong khí quyển hành tinh khi gió di chuyển ở tốc độ cao qua những cấu trúc địa chất tĩnh như miệng hố hoặc ngọn núi. Luồng không khí bốc lên cao và chìm xuống tạo thành một lớp ổn định.

  • Tại sao tử tù cổ đại được cho ăn một miếng thịt sống bốc mùi trước khi hành hình?
  • "Mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới đã bắt đầu được lắp ráp
  • Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 256
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 252
 
  •   Hôm nay 15,896
  •   Tháng hiện tại 1,077,504
  •   Tổng lượt truy cập 127,469,708