Trận động đất "boomerang" cực hiếm xuất hiện dưới Đại Tây Dương

Thứ năm - 13/08/2020 07:02
Trận động đất "boomerang" cực hiếm xuất hiện dưới Đại Tây Dương Trận động đất "boomerang" cực hiếm xuất hiện dưới Đại Tây Dương

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nỗ lực theo dõi một trận động đất "boomerang" cực kỳ hiếm gặp.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nỗ lực theo dõi một trận động đất "boomerang" cực kỳ hiếm gặp. Mới đây, lần đầu tiên họ đã ghi lại được hình ảnh dưới đại dương.

Động đất là kết quả của việc đứt gãy ranh giới giữa hai mảng. Các nhà khoa học cho biết một trận động đất "boomerang" còn được gọi là động đất lan truyền ngược, có nghĩa là vết đứt gãy đi ra khỏi vết nứt ban đầu trước khi quay trở lại với tốc độ nhanh hơn.

Các trận động đất lớn có khả năng phá hủy các tòa nhà và gây ra sóng thần, vì vậy hiểu cách thức hoạt động của chúng là rất cấp thiết để đánh giá các mối nguy tiềm ẩn đồng thời triển khai các hệ thống cảnh báo cho các trận động đất trong tương lai.

Trận động đất "boomerang" cực hiếm xuất hiện dưới Đại Tây Dương 1
Động đất "boomerang" còn được gọi là động đất lan truyền ngược.

Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Geoscience, nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Southampton và Cao đẳng Hoàng gia London dẫn đầu, đã ghi lại thành công một trận động đất mạnh 7,1 độ richter vào ngày 29 tháng 8 năm 2016. Chạy dọc theo đới đứt gãy Romanche, một trận động đất có đường đứt gãy dài tới hơn 900km dưới Đại Tây Dương gần xích đạo, giữa Brazil và châu Phi.

Các nhà khoa học cho biết các trận động đất lớn từ 7 độ richter trở lên rất khó nghiên cứu vì chúng thường gây ra một loạt các phản ứng dây chuyền dọc theo mạng lưới đứt gãy phức tạp. Các đứt gãy dưới đại dương có hình dạng đơn giản nhưng lại nằm cách xa mạng lưới đo địa chấn trên đất liền nên cần có mạng lưới đo địa chấn dưới nước.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết trận động đất di chuyển theo một hướng giữa các mảng kiến ​​tạo Nam Mỹ và châu Phi, sau đó quay trở lại điểm bắt đầu với tốc độ cực nhanh phá vỡ "rào cản âm thanh địa chấn".

Phân tích cho thấy trận động đất có hai giai đoạn khác nhau. Các vết đứt gãy đi lên và về phía đông đầu tiên, trước khi đột ngột đảo chiều và quay trở lại phía tây đến trung tâm của đứt gãy tăng tốc gần 6km mỗi giây.

Trước đó, chỉ một số ít các trận động đất do boomerang từng được ghi nhận và hiện tượng này chủ yếu được phân tích trên lý thuyết.

"Trong khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng cơ chế đứt gãy đảo ngược như vậy có thể xảy ra từ các mô hình lý thuyết, nghiên cứu mới của chúng tôi cung cấp một số bằng chứng rõ ràng nhất cho cơ chế bí ẩn này xảy ra thực sự", tiến sĩ Stephen Hicks, từ Khoa Khoa học Trái đất và Kỹ thuật tại Cao đẳng Hoàng gia London, cho biết.

Nếu một loại động đất tương tự xảy ra trên đất liền, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề rung chuyển mặt đất và có thể mở rộng khu vực bị ảnh hưởng. Theo dõi thành công nhiều trận động đất boomerang hơn sẽ cho phép các nhà nghiên cứu dự đoán và đánh giá tốt hơn các mối nguy hiểm từ các sự kiện như vậy, cải thiện dự báo các tác động.

  • Bạn có biết con người từng dùng phân làm vũ khí?
  • 8 lời "tiên tri" gần 20 năm trước của Bill Gates về tương lai công nghệ thế giới đã trở thành sự thật
  • Lộ điểm yếu lớn nhất của Tần Thủy Hoàng: Vì sao người đời lại thấy thương cảm?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 62
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 60
 
  •   Hôm nay 2,865
  •   Tháng hiện tại 532,800
  •   Tổng lượt truy cập 128,151,039