Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương

Thứ năm - 01/10/2020 08:22
Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương

Thiết kế toe spring – mũi giày cong và nâng phần ngón trên khỏi mặt đất hoặc bề mặt nâng đỡ chính là một trong nhiều tính năng có trên giày chạy hiện đại để hỗ trợ vận động.

Thiết kế toe spring – mũi giày cong và nâng phần ngón trên khỏi mặt đất hoặc bề mặt nâng đỡ chính là một trong nhiều tính năng có trên giày chạy hiện đại để hỗ trợ vận động. Song nghiên cứu mới cho rằng điều này có thể làm yếu cơ chân về sau, dẫn tới nhiều chấn thương, trong đó có viêm cân gan chân.

"Chúng ta đều đang sử dụng giày theo kiểu toe spring mà không hề biết nó xuất hiện từ đâu, trừ một điểm là nó dường như giúp ta di chuyện thoải mái hơn", Nicholas Holowka, một nhà nhân chủng học tại Đại học Buffalo, nói với Business Insider.

Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương 1
Giày có thiết kế toe spring trong thời gian dài có thể góp phần làm yếu cơ bàn chân

Nhưng theo Holowka, sự thoải mái và tính hiệu quả mà lối thiết kế này mang lại có thể làm hại chân chúng ta sau thời gian dài sử dụng. Một nghiên cứu do ông hỗ trợ mới công bố gần đây đã chỉ ra rằng dùng giày có thiết kế toe spring trong thời gian dài có thể góp phần làm yếu cơ bàn chân, từ đó làm tăng khả năng mắc nhiều loại chấn thương trong đó có viêm cân gan chân.

Holowka cho biết: "Thiết kế này giúp ta giảm thiểu hoạt động của cơ bàn chân trên mỗi bước đi".

Nghiên cứu mới này chính là luận cứ mới trong cuộc tranh luận về việc tìm ra trường phái giày ưu việt hơn, một bên là giày chạy tối giản, và phía còn lại chính là kiểu giày hỗ trợ vận động.

Mỗi bước đi mà ta thực hiện có thể được chia thành các giai đoạn khác nhau. Đầu tiên, gót chân sẽ chạm đất, tiếp đến là các phần còn lại của bàn chân. Khi thực hiện bước chân tiếp theo, ta dồn trọng lượng cơ thể về phía trước, lên các đầu ngón chân, rồi dùng lực để đẩy cơ thể về phía trước.

Động tác đẩy đòi hỏi phải có những cơ nhỏ tại các khớp bàn – ngón chân, nơi tiếp xúc của xương bàn chân với xương ngón chân, để giữ cho bàn chân vững chắc. Đây là những khớp xương cho phép truyền lực từ bàn chân xuống dưới mặt đất và ngược lại.

Holowka và các đồng tác giả của nghiên cứu nhận ra rằng kiểu thiết kế giày toe spring sẽ làm giảm vai trò của loại cơ trên trong việc đảm bảo chân trụ sẽ đủ vững chắc khi chân còn lại nhấc khỏi mặt đất.

Đây là luận cứ được đúc kết từ quá trình quan sát 13 tình nguyện viên đi bộ trên máy chạy với nhiều loại giày khác nhau. Những người tham gia được yêu cầu đi chân trần và bốn loại giày với từng góc nâng mũi chân cao thấp khác nhau. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng một hệ thống camera hồng ngoại và những tấm thảm đặc biệt gắn vào mặt thảm máy chạy bộ để xác định số năng lượng mà người thử nghiệm sử dụng trong mỗi bước chân và lực truyền xuống mặt đất qua chân trụ khi nhấc chân còn lại lên.

Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương 2
Phần cong lên trên của phần đầu chiếc giày chính là thiết kế toe spring.

Kết quả cho thấy rằng khi sử dụng loại giày có mũi càng cong thì số năng lượng mà bàn chân dùng để đẩy cơ thể đi càng thấp. Nói cách khác thì việc đi giày toe spring sẽ giúp cơ chân ít hoạt động hơn.

"Và hãy nhân lên theo vài nghìn bước chân mà một người trung bình thực hiện mỗi ngày, trong nhiều năm trời", điều này đồng nghĩa với việc, khi xét về dài hạn, thiết kế toe spring sẽ giúp giảm được rất nhiều công mà cơ bàn chân cần phải thực hiện, Holowka cho biết.

Ông còn bổ sung rằng: "Ít công hơn có nghĩa là các cơ bắp sẽ không được điều hòa đủ tốt để bảo vệ những mô nhỏ như cân gan chân khỏi việc vị chấn thương, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng viêm cơ".

Mỗi năm có khoảng 2 triệu người Mỹ phải điều trị vì tình trạng viêm cân gan chân, hiện tượng này đặc trưng ở những cơn đau do viêm xuất phát từ các mô cân gan đặt đáy bàn chân của chúng ta. Đây cũng là loại chấn thương thường gặp ở người chạy bộ, và có thể đi kèm với những điểm đau nhức tại gót và các vòm bàn chân. Tình trạng này rất khó để điều trị dứt điểm.

Holowka và các đồng nghiệp nghi ngờ rằng toe spring có thể là nguyên nhân làm cho loại chấn thương này trở nên phổ biến.

Trong thông cáo báo trí, Daniel Lieberman, đồng tác giả của nghiên cứu, có viết: "Chúng ta đều phải cần tới cân gan chân để làm những điều mà các các cơ bắp thường làm. Nhưng khi cơ bắp bị suy yếu, cân gan chân sẽ phải làm việc nhiều hơn, và tiếc là nó vẫn chưa được tiến hóa để đảm nhận trọng trách này, dẫn tới hiện tượng viêm cơ".

Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương 3
Những người tham gia giải chạy New York City Marathon 2019.

Ngoài những căng thẳng đè lên cân gan chân, Lieberman và Holowka cũng tìm ra từ những nghiên cứu trước đó rằng việc sử dụng giày dép mang thiết kế hiện đại thường dẫn tới hội trứng bàn chân bẹt.

Song những nghiên cứu trước đây cũng tìm ra được vấn đề ở những người chạy bộ bằng giày tối giản – loại giày mang lại cảm giác chạy gần giống với chân trần nhất bằng cách hạn chế kích cỡ đệm giày, toe spring và nâng đỡ vòm bàn chân. Đây là những người sẽ có cơ bàn chân lớn, vòm bàn cũng cứng hơn những người sử dụng giày chạy hiện đại.

Freddy Sichting, người phụ trách một nghiên cứu khác, đã từng trả lời phỏng vấn với Business Insider rằng: "Đi lại và chạy bộ bằng giày tối giản trong thời gian dài, khoảng từ 6 tới 12 tuần, có thể tăng cường các cơ có bên trong bàn chân".

Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương 4
Một đôi giày tối giản mang thương hiệu Vibram Five Finger

Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên ném hết chỗ giày đang có vào thùng rác.

Mà theo Holowka thì "sẽ cần một thời gian dài để xây dựng cơ bắp trong bàn chân, và nếu cố gắng đốt cháy giai đoạn, bạn có thể làm hại chính bản thân mình".

Thật vậy, những người chạy bộ chân trần thì thường mắc phải chấn thương bắp chân và gân achilles.

"Hầu loại bàn chân hiện đều chưa quen với việc vận động toàn thời gian mà không có sự hỗ trợ của giày hiện đại. Tôi khuyên rằng ta nên kiên nhẫn và chậm rãi trong việc chuyển đổi sang sử dụng giày tối giảm để tránh những chấn thương do việc lạm dụng quá mức", Sichting bổ sung.

Từ những năm 70 của thế kỉ trước, kiểu giày đế đàn hồi kèm kếu cấu nâng đỡ vòm bàn chân đã dần trở nên phổ biến. Nếu xét theo mặt tiến hóa thì xu hướng này vẫn còn rất mới.

"Nếu ta bắt đầu đi giày với đủ loại tính năng để điều khiển và giới hạn cử động tự nhiên của chân, giống với những gì đã diễn ra trong nhiều thập niên vừa qua, tức là ta đang không sử dụng bàn chân của mình theo những khả năng tự nhiên của nó. Đây chính là một bằng chứng tiêu biểu cho sự đối lập về mặt tiến hóa bởi ta đang đặt chân mình vào một môi trường mới lạ mang tên ‘đôi giày', nơi mà nó chưa hề thích ứng để hoạt động" – Holowka cho biết.

  • Cách phân biệt đau lưng với đau thận
  • Kỷ lục: Nhà nghiên cứu cho 5.000 con muỗi đốt trong một ngày vì khoa học
  • Loài rắn kinh dị chuyên giết cóc để ăn nội tạng

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 140
 
  •   Hôm nay 20,986
  •   Tháng hiện tại 724,469
  •   Tổng lượt truy cập 127,116,673