NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE

Thứ hai - 24/08/2020 06:23
NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE

Kính viễn vọng không gian Hubbe chụp được bức ảnh hiếm về sao chổi C/2020 F3 NEOWISE khi nó bay ngang qua Mặt Trời vào tháng 8.

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp được bức ảnh hiếm về sao chổi C/2020 F3 NEOWISE khi nó bay ngang qua Mặt trời vào tháng 8.

NEOWISE là sao chổi sáng nhất có thể nhìn thấy từ Bắc bán cầu kể từ năm 1997. Trong lần tiếp cận gần Trái đất nhất vào ngày 23/7, vật thể di chuyển với tốc độ hơn 60km mỗi giây và cách chúng ta khoảng 103 triệu km. Sao chổi đang bay ra xa và phải mất 6.800 năm nữa, nó mới trở lại ghé thăm vùng không gian phía trong Hệ Mặt trời.

NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE 1
Ảnh chụp gần nhất từ trước tới nay của sao chổi NEOWISE được NASA công bố hôm 22/8. (Ảnh: Hubble).

Quan sát của Hubble về NEOWISE vào ngày 8/8 là lần đầu tiên một sao chổi có độ sáng như vậy được chụp với độ phân giải cao khi nó đi ngang qua Mặt trời. Những nỗ lực chụp ảnh trước đó với các sao chổi khác như ATLAS đã không thành công do chúng nhanh chóng tan rã trước sức nóng của ngôi sao.

Hầu hết các sao chổi khi tiếp cận gần Mặt trời như NEOWISE sẽ bị vỡ vụn thành nhiều mảnh do ứng suất nhiệt và trọng trường. Tuy nhiên, NEOWISE vẫn giữ được dạng khối nguyên vẹn nhờ cấu trúc lõi rắn.

Với chiều dài không quá 4,8km, sao chổi NEOWISE quá nhỏ để có thể quan sát thấy trực tiếp bằng Hubble. Ảnh chụp mới được công bố trên thực tế bao gồm cả đám mây khí bụi khổng lồ bao quanh với chiều ngang lên tới 18.000km.

Quan sát của Hubble cũng cho thấy rõ hai chùm tia phản lực bắn ra từ vật thể theo hai hướng đối ngược nhau. Chúng bắt nguồn từ lõi của sao chổi và sau đó bị uốn cong tạo thành cấu trúc mở rộng giống như cánh quạt do chuyển động quay của thiên thể. Cặp tia phản lực này là kết quả của hiện tượng băng thăng hoa bên dưới bề mặt NEOWISE, khiến bụi khí bị đẩy ra ngoài không gian với tốc độ cao.

Trong những năm gần đây, Hubble đã ghi lại nhiều khoảnh khắc ấn tượng về sao chổi ghé thăm Mặt trời như ảnh chụp sao chổi 2I BORISOV nổi bật giữa các vì sao vào tháng 10 và 12/2019, hay sự kiện tan rã của sao chổi ATLAS vào tháng 4/2020.

  • Bão "châu chấu" tàn phá cây trồng tại huyện vùng cao Thanh Hóa
  • Ngành học "bí ẩn", lương ngàn đô nhưng khó kết hôn
  • Vì sao tỷ phú giàu nhất thế giới chế tạo "siêu đồng hồ" 10.000 năm tuổi?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 370
  •   Máy chủ tìm kiếm 177
  •   Khách viếng thăm 193
 
  •   Hôm nay 60,998
  •   Tháng hiện tại 1,052,581
  •   Tổng lượt truy cập 127,444,785