Mỹ đau đầu tìm cách đối phó chuột khổng lồ xâm hại

Thứ ba - 25/07/2023 05:15
Mỹ đau đầu tìm cách đối phó chuột khổng lồ xâm hại Mỹ đau đầu tìm cách đối phó chuột khổng lồ xâm hại

Chuột hải ly xâm hại có nguồn gốc từ Nam Mỹ đang tàn phá đầm lầy, đất trang trại và các sân golf ở Mỹ.

Chuột hải ly xâm hại có nguồn gốc từ Nam Mỹ đang tàn phá đầm lầy, đất trang trại và các sân golf ở Mỹ.

Những con chuột khổng lồ với hàm răng màu cam đang lan tràn khắp vùng ven biển Mỹ, phá hủy cây hạnh nhân, sân golf và cầu đường, Wall Street Journal hôm 11/4 đưa tin. Chuột hải ly, loài động vật có vú bán thủy sinh bản xứ ở Nam Mỹ, được đưa vào Mỹ cuối thế kỷ 19 nhằm phục vụ buôn bán lông thú. Sau khi thoát khỏi môi trường nuôi nhốt, loài chuột có thể nặng hơn 9kg và sinh sản quanh năm này trở nên rất khó tiêu diệt.

Mỹ đau đầu tìm cách đối phó chuột khổng lồ xâm hại 1
Chuột hải ly đang xâm hại ở Mỹ. (Ảnh: AP).

Tại Texas, chuột hải ly nằm trong danh mục bị săn lùng nhiều nhất. Ở Oregon, hoạt động săn chuột diễn ra quanh năm. California hy vọng loài xâm hại này sẽ bắt đầu diệt vong. Nhà chức trách cấp bang và liên bang ở Maryland đã dành hơn hai thập kỷ cùng 30 triệu USD để tiêu diệt chuột hải ly và sẵn sàng giúp đỡ các bang khác.

Trevor Michaels, nhà sinh vật học động vật hoang dã ở Bộ Nông nghiệp Mỹ, là người đứng đầu dự án diệt chuột. Đội của ông lùng bắt chuột xâm hại trên hơn 202.000 hecta đất và đầm lầy bằng kỹ thuật mang tên "sấm rền", trong đó họ dùng lưới để bẫy và loại bỏ chuột hải ly trước khi chuyển tới khu vực tiếp theo. Năm 2015, sau khi bắt 14.000 con chuột, nhà chức trách ở Maryland giết con chuột cuối cùng.

California cũng đang áp dụng một phần biện pháp của bang Maryland, sử dụng chó đánh hơi ở vịnh Chesapeake để tìm kiếm chuột tại vùng châu thổ sông Sacramento-San Joaquin. Nhà chức trách cũng cải tiến chiến thuật tiến hành ở Maryland, đặt bẫy bắt vài cá thể và lắp vòng cổ phát tín hiệu vô tuyến để chúng dẫn đường tới chỗ những con chuột khác. "Chuột hải ly không có cổ, vì vậy việc lắp vòng cổ cho chúng cực kỳ thách thức", Valerie Cook, quản lý chương trình tiêu diệt chuột hải ly ở California, cho biết. Thay vào đó, California dự định sử dụng thẻ định vị vệ tinh có thể theo dõi từ xa.

Cơ quan Tài nguyên thiên nhiên bang Illinois đang phối hợp với Cơ quan Động vật hoang dã để khảo sát chuột hải ly. Họ đã loại bỏ hơn 1.500 con chuột vào năm 2022.

Bang Louisiana đang tìm cách tiêu diệt 400.000 con chuột hải ly mỗi năm. Các đầm lầy tại bang này nhiều chuột đến mức nhà chức trách trả 6 USD cho mỗi chiếc đuôi chuột trong mùa đi săn. Louisiana đã chi 30,2 triệu USD tiền thưởng cho 6,1 con chuột hải ly bắt được từ khi bắt đầu chương trình Coastwide Nutria Control năm 2002. Chuột hải ly có thể ăn lượng thức ăn bằng 1/4 trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Tính phàm ăn của chúng phá hủy hàng nghìn hecta đất ở Louisiana, biến một số đầm lầy thành vũng nước.

Louisiana cấp kinh phí vào cuối thập niên 1990 để nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của thịt hải ly và tiếp thị như nguồn thức ăn cho con người nhưng chưa thành công. Tuy nhiên, hiện nay một số đầu bếp và nhà hàng tỏ ra hứng thú với món ăn từ thịt hải ly, vốn có vị giống thỏ hoang.

  • Loài động vật nhỏ bé này bỗng chốc trở thành "tội phạm bị truy nã" vì sự ăn tàn phá hại của mình
  • Chuột khổng lồ răng cam xâm chiếm California
  • Chuột xâm hại nặng tới 9kg đe dọa nước Mỹ

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 99
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 92
 
  •   Hôm nay 9,859
  •   Tháng hiện tại 453,040
  •   Tổng lượt truy cập 132,641,305